Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 376: Phát minh liên tiếp




Ngày 27 tháng 5 năm Tân Khởi thứ dưới triều đại Sùng Minh Đế. ( 1082). Thống Chế Ngô Khảo Ký, Bình Nam Vương , Phụ Quốc Thái Úy ra lệnh toàn quân bảy vạn người tiến về Vân Đồn chờ đợi.

Hai vạn hai ngàn quân do Trung Tướng Lục Quân Lý Hoằng Chân chỉ huy mở cuộc tấn công trực diện về Doanh Thành ( Thái Nguyên). Cánh quân này còn có Chuẩn tướng Ngô Thường Hiến là bố đẻ của ông con bố zời Ngô Khảo Ký chỉ được làm phó chỉ huy. Một vị phó chỉ huy khác chỉ mang hàm Đại Tá chính là Ngô Cẩm gà mờ.

Đám quân đội hai vạn hai này toàn bộ là Lục Quân Đại Việt quen thuộc nhất với chiến tranh du kích rừng núi. Quân của Ngô Thường Hiến ở Giáp Động thì đừng bàn, chuyên lối đánh này. Quân của Lý Hoằng Chân thì ở xuất xứ Thượng Nguyên, đây là họ đang về nhà. Quân Ngô Cẩm thì toàn là Mường binh cũng chuyên lối đánh kể trên.

Đặc biệt mũi tấn công này có rất nhiều voi chiến là bọn Ngô Cẩm mang đến, tác dụng chính là thồ pháo. Pháo mang đi lần này thuần một màu pháo 120ly vì vấn đề trọng lượng tiện đi trong điều kiện đường xấu. Đây không phải Phật Lãng Cơ tử mẫu pháo vì loại đó tầm xa không tốt, không quá tốt hơn pháo Đại Việt tức là pháo trong tay Kiều Thạc.

Mũi tấn công này hoàn toàn được trang bị giáp La Mã hạng nhẹ mà quân tinh nhuệ của Ngô Khảo Ký đã không dùng nữa.

Mũi tấn công thứ hai là của ba người Hà Công Tiến, Đoàn Văn Long, Lê Đạo Trung từ Tây Bắc đánh thẳng vào hậu phương Thượng Nguyên của Kiều Thạc cắt đường chạy của hắn qua Quảng Tây.

Ngô Khảo Ký không hi vọng cánh quân này làm nên chuyện gì. Chỉ là dọa dẫm cắt đường lui để Kiều Thạc không dám thủ Thái Nguyên mà thôi.

Quân Tây Bắc không phải yếu nhưng trang bị cùng vũ khí đều từ thời Tống, làm gì có thể đột phá pháo binh, lựu đạn giáp tốt của quân Kiều Thạc. Nhánh này hợp ba người được trên một vạn năm ngàn quân.

Nhánh Vân Đồn là chủ lực mục tiêu vận chuyển đến Liêm Châu Thành của Thân Cảnh Phúc, hội quân cùng thằng này và đánh sâu vào nội địa của Lưu Kỷ.

Bảy vạn quân này không đơn giản chạy cả đến một chỗ đánh mà chia nhiều mũi tấn công khác nhau.

Nhánh thứ nhất từ Liễu Châu đánh Khâm Châu, vì chưa biết Hoàng Kim Mãn ngả về ai cho nên cứ xác định là đánh đi, nếu Hoàng Kim Mãn đầu hàng thì tốt, không đầu hàng thì diệt. Mũi Tiến Công này sẽ uy hiếp thẳng Ung Châu, vậy là sau sáu năm Đại Việt lần nữa vây Ung Châu.

Nhánh thứ hai vòng lên Ngọc Lâm đánh Quế Cảng nhìn chằm chằm Côn Lôn ải cùng Quế Lâm thủ phủ của Lưu Kỷ vùng đất. Từ đây nhánh thứ hai sẽ chia làm hai, một mũi công Liễu Châu, một mũi vòng xuống đánh Ung Châu khép lại vòng vây bắt chết nơi này.


Không ai ý kiến gì, trang bị vũ khí, quân lương vận chuyển, thuyền bè chuyên trở, kế hoạch tác chiến cụ thể Thống Chế đã vạch rõ ràng làm gì còn chỗ nào chen mồm. Thế gia dạ vang tuân lệnh điều quân.

Vấn đề là Thống chế lại vắng mặt, hắn ra lệnh xuất binh xong xách dép theo khoái thuyền chạy vội về Bố Chính.

Người chỉ huy quân đội bên cánh phía Đông này lại là Ngô Khảo Tích tam thời giữ Trung Tướng hàm. Cũng may đi theo quân một đám đều là Chuẩn Tướng nên vẫn có thể ép một đầu.

Điểm đặc biệt nhất trong lần xuất chinh này đó là có Sùng Minh Đế Thân chinh ra trận, mới mười tuổi đi theo Ngô Khảo Tích ăn theo nói leo.

Lý Kế Nguyên không tham gia trực tiếp chiến trận mà điều động cùng lãnh đạo thủy binh lấy vận binh vận lương là chính.

Nhưng tại sao lại có chuyện ngược đời này, Thống chế không chỉ huy quân mà lại chạy đi nơi khác?

Bởi lẽ cùng lúc Ngô Khảo Ký nhận được hai đầu tin tức khiến hắn không thể không làm như vậy.

Đầu tin tức thứ nhất từ Cẩm Y vệ truyền về, bệnh dịch đã xuất hiện ở Ung Châu. Điều này khỏi cần nghĩ cũng biết Lưu Kỷ cùng Kiều Thạc cơm không lành canh không ngọt, lúc này xuất phát là kịp thời đến lúc cả hai bên đang choảng nhau. Thời này điều binh cực tốn time cho nên luôn phải động binh theo kiểu trừ hao thời gian như vậy. Có lẽ một hai tháng hay tận ba tháng sau thì hai thằng kia mới đánh nhau. Nhưng nếu lúc này không xuất phát thì còn lâu đại quân bảy vạn mới tới được kịp thời.

Thứ đến là một loạt tin tức đến từ Bố Chính khiên Ngô Khảo Ký không thể không về đó.

Bố Chính báo đến đám nghiên cứu gia của Bố Chính đã sáng tạo ra một cỗ máy dùng hơi nước để thổi khí lò Bessemer hiệu quả siêu tốt. Ngô Khảo Ký toát mồ hôi, hắn phải về để xem lần này có bị phạm quy hay không, nếu không phạm quy thì có thể làm gì để giúp đám khoa học gia Bố Chính kia hoàn thiện cỗ máy kia và lợi dụng nó.

Tin tức thứ hai đó là tại tại Thạch Khê Hoan Châu vậy mà khai thác được mội loại khoáng kim kỳ lạ có tính chất như đá lửa. Ngô Khảo Ký không lạ gì, có lẽ đám thợ mỏ cùng luyện kim khai khẩn được cerium, khai thác được thứ này không có gì lạ mặc dù cerium được xếp vào kim loại đất hiếm nhưng thật thì nó còn phổ biến hơn chì, dễ khai thác, cũng dễ tổng hợp bằng nhiệt luyện ( nóng chảy 800°C). Được rồi Ngô Khảo Ký muốn về Bố Chính xác thực nếu là Cerium thì cũng có ích, có thể chế tạo đá lửa cho bật lửa từ đó khai hỏa pháo sẽ đơn giản hơn nhiều.

Tin tức nữa còn oanh động hơn, đám kỹ sư quan sự không hiểu thằng khốn nào nghĩ đến nhét thuốc nổ vào đạn rỗng lắp dây đốt chậm rồi bắn pháo. Hiệu quả… khỏi nói. Thứ này rất nguy hiểm, không biết có phạm quy hay không cho nên Ký bắt buộc phải về Bố Chính.

Thật ra từ rất lâu Ký đã không nhận được cảnh báo hệ thống, hắn sợ mình đã bị nhận là virus của thế giới này. Nếu như vậy mọi chuyện sẽ rất phức tạp. Có Tống Kiệt xuyên không hắn đã mệt không chịu nổi, lúc này nếu bản thân hắn trở thành mục tiêu bị săn giết thì thật quá đen đủi.

Nên nhớ nếu mấy tên não tàn xuyên không thì không sao, nhưng nếu một thằng thực sự là khoa học gia xuyên không rồi săn giết Ký… hắn chắc điên mất thôi.

Cũng may khoái thuyền của Bố Chính rất cường. Nói là khoái thuyền thực tế là thuyền Carrack chân vịt. Đây là chiếc đầu tiên.

Điểm hay của thứ này đó là thợ chèo không cần đào tạo ai cũng dễ đàng vận động tay xoay đúng cách cả , cho nên 180 thủy thủ có thể thay phiên nhau lao động xoay chân vịt. Vì thế tàu có thể chạy liền không nghỉ, nếu lại thuận gió thì… tuyệt. Từ Sông Hồng Luy Lâu Cảng đi về Bố Chính cũng chỉ 500km

Nếu không có gió chỉ chèo theo kiểu dưỡng sức thì 15km giờ, có thể chạy từ tờ mờ sáng đến đêm tối rồi nhả neo. Tổng cộng một ngày đi 150km là bình thường. Vì các nhóm hai mươi người thay nhau chèo thuyền không cần nghỉ.

Còn nếu có gió thì đi nhanh hơn nhiều. Cho nên loại thuyền này tốc độ không nhanh hơn quá thuyền chèo mài thông thường nhưng hay ở chỗ bền bỉ, liên tục. Do đó cộng cả nghỉ ngơi các bến cảng tầm 7 ngày vào nam ra bắc là bình thường chuyện. Thật là một cải tiên rất rất thực dụng. Tính ra 180 người mỗi người mỗi ngày chỉ chèo một tiếng đồng hồ, sức chiến đấu được đảm bảo hoàn toàn, có thể thời gian dài chạy đi.

Thậm chí thiết kế của Từ Huy rất khá, có thể tăng đến 25 hoặc 30 người ngồi xoay bánh răng. Trong những trường hợp cần sức mạnh tốc độ bứt phá có thể điều động thật nhiều người chèo thuyền mà không hạn chế.

Chắc mọi người đều biết động tác tay đòn xoay cối xay, đây hoàn toàn là như vậy chỉ có điều thay bằng cối xay thì đó là hệ thống bánh răng nối với dây xích. Cho nên bánh răng có thể hai người đối nhau tương hỗ xoay, khi không cần có thể dùng giá nâng lên thanh đòn tránh trở ngại, vì vậy rất linh hoạt bố trí số người tham gia chèo thuyền.

Sau bảy ngày Ngô Khảo Ký đã về đến Bố Chính, quân của Ngô Khảo Tích còn chưa mò đến được Vân Đồn. Chỉ một số lượng hai vạn quân theo đường thủy là đã tới nơi mà thôi.

Có thể thấy được thời này vận quân đường bộ bao nhiêu khó khăn cực nhọc. Không hề đơn giản rồi.

“ Phù Phù may mắn…” Ngô Khảo Ký run rẩy đặt bút xuống.

Lúc nãy hắn nhìn xong cỗ máy hơi nước thô sơ của đám khoa học gia Bố Chính sau đó muốn nhấc bút vẽ thiết kế hướng dẫn đám này chế tạo một cỗ máy hơi nước chuẩn mực thì cảnh báo ầm ầm dội tới làm cho Ký kém chút thất thủ ngã lăn.

Cái cỗ máy hơi nước của đám công tượng Bố Chính chế tạo còn cách xa động cơ hơi nước một vạn tám ngàn dặm. Tuy rằng đã là hình thức ban đầu của máy lợi dụng hơi nước nhưng còn rất rất lâu mới đạt được xưng danh động cơ hơi nước.

Muốn để đám này nghiên cứu và đi đến một cỗ máy hơi nước thì có lẽ Ký còn chờ thêm một hai chục năm nữa. Hi vọng cuối đời được ngồi tàu động cơ hơi nước đi.

Thật ra cái gọi là động cơ hơi nước của đám công tượng bố chính đó chính là một cỗ máy hết sức nguy hiểm, đúng là điếc không sợ súng.

Bởi trong các chương trình đào tạo vật lý nâng cao của Bố Chính có nhiều lý giải các hiện tượng vật lý cơ sở như áp suất, lực, nhiệt động học, bay hơi, các thứ cho nên đám kỹ sư này sau một thời gian dài tiếp xúc máy móc cơ khí chế tạo chung cùng vật lý cơ sở thì lẽ dĩ nhiên nhiều kẻ thông minh có tính sáng tạo trong máu sẽ nghĩ đến lợi dụng áp suất và hơi nước rồi.

Nhưng chứng kiến đám này máy móc thì Ký nhảy dựng lên muốn chạy, đây là chế tạo bom chứ máy móc gì.

Có lò hơi, có bồn nước, có đun nóng vị trí thiết kế rất gì và này nọ. Có ống dẫn hơi nhưng tuyệt đối không có bất kỳ một biện pháp an toàn đo đạt nào.

Không hề biết lúc nào sẽ tới hạn của lò hơi mà nổ tung, cái lò hơi kia là bằng thép tấm đinh tán các kiểu gõ thành có bao nhiêu chắc bền Ký không biết, nhưng thứ này mà nổ là chết sạch đó.

Lò hơi có hai ông dẫm xả vào xi lanh đẩy đi pitong. Cấu trúc Xilanh pitong ở Bố Chính đã phổ biến từ sáu năm trước. Khi xả khí hơi nước áp suất cao vào thì pitong sẽ chuyển động tịnh tiến và đẩy một đầu xilanh khác bơm khí vào lò Bessemer.

Phải công nhận cấu trúc này tốt, lực thổi khí mạnh hơn nhiều dùng nhân lực hay gia súc . Từ đó có thể xây lớn hơn lò Bessemer và mỗi mẻ thép không giới hạn ở năm mười tấn thép nữa mà có thể gấp đôi gấp ba.

Không chê gì cỗ máy này cả, chỉ là thiếu hệ số an toàn mà thôi.

Ngô Khảo Ký nhấc bút thiết kế, thêm van xả khẩn cấp, thêm công cụ đo áp xuất để làm thước đo tiêu chuẩn. Cải tiến một chút đầu pitong cho phù hợp điều kiện hơi nước nóng.

Quá trình nồi đun trực tiếp thay bằng đun qua lò thổi khí nóng vào ống đồng ruột mèo chạy trong lòng bể nước….

Không hề bị cảnh báo. Đây chỉ là cải tiến theo cơ sở có sẵn , hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất cỗ máy thô sơ này.

Đáp án cuối cùng Ngô Khảo Ký đã có, bấy lâu này hắn vẫn nghi ngờ, liệu mình chỉ giáo dục cơ sở, không cố tình hướng dẫn người khác phát minh. Thì những phát minh mới có phạm quy không?

Bảy năm qua hắn chờ đợi một vị kỹ sư nào đó phát minh nhưng chưa từng có, do đó hắn kiểm chứng không được. Nhưng nay hắn chắc chắn rồi. Nếu hắn chỉ giáo dục cơ sở kiến thức, không cố ý gợi ý hay hướng dẫn, một người học tập kiến thức cơ sở mà phát minh ra máy móc vượt thời đại thì Ký vẫn được hưởng.

Ký vui vẻ vứt lại bản sửa chữa máy hơi nước cho công tượng rồi lao đến bên khu vực kỹ thuật quân sự.

Nếu đúng như hắn dự đoán thì đạn nổ hắn có thể dùng, nếu vậy thì quá là phát rồi còn gì nữa.

“ Mẹ kiếp, đầu đạn hình trụ không được… nòng khương tuyến không được…” Ngô khảo ký buông bỏ bút không dám thách thức hệ thống.

“ Đạn nổ tròn thì đạn nổ tròn đi” Ngô Khảo Ký bất đắc dĩ.

Tất nhiên hắn sẽ thiết kế lại quả đạn đơn sơ không an toàn này.

Nói thật Ký phục sự liều mạng của đám kỹ sư Bố Chính. Quả đạn đơn sơ này rất dễ nổ lập tức tại nòng pháo, vớ vẩn là chết cả lò cả nút rồi.
Đạn thiết kế lại thuốc nổ bên trong được đựng sẵn gói giấy dầu. Vỏ đạn rỗng có bốn lỗ thông để chắc chắn sẽ có dây cháy chậm bị đốt trong quá trình bắn.
Dây cháy chậm vỏ đạn, thuốc nổ trong gói giấy được để riêng, lúc nào chiến đấu mới lắp ráp. Dây cháy chận được luồn trong ống đồng dài. ống đồng sẽ khít với lỗ trên vỏ đạn.

Lắp đặt chỉ cần cắm bốn ống đồng vào bốn lỗ trên vỏ đạn thì một quả đạn nổ dây cháy chậm thành hình. An toàn tuyệt đối lại rất dễ điều chỉnh time nổ.
Vẫn chỉ là cải tạo mà không thay đổi bản chất đạn nổ mà kỹ sư sáng tạo cho nên hệ thống yên.

Ngô Khảo Ký cười, có đạn nổ thì nên chế tạo cối rồi nhỉ? Khặc khặc