Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 139: Đại Chiến Tới Gần



Đại Chiến Tới Gần

Thành Hoàng Đế,

Hôm nay là hội nghị quân sự, bàn về việc quân cơ của Triều đình Tây Sơn, tổng cộng có hơn hai mươi người. trong đó các thành viên quan trọng đều đến đủ. Từ sau khi Nguyễn Huệ dùng uy thế của mình ép anh trai là Nguyễn Nhạc thoái vị, và kiềm chế Đông định Vương Nguyễn Lữ , lên ngôi Hoàng đế. Hắn cũng chẳng đại sự cải tổ nhân sự, chỉ là dùng phương pháp ôn hòa đem các tâm phúc của mình đưa vào vị trí tay nắm trọng quyền. Lúc này, các triều thần cũng lần lượt đông đủ, Đại tướng quân Nguyễn Văn Hoài cũng đi vào sau cùng. Hắn lặng lẽ, ngồi ở vị trí cuối cùng nhất.

Nguyễn Huệ nhìn hắn chằm chằm một lúc, Tên Nguyễn Văn Hoài này hôm nay cần phải bị diệt không còn cách nào khác. Hắn lại nhìn sang Trần Quang Diệu. tuy tên danh tướng này có chút bất trị nhưng lại có vài phần phong độ đại tướng, hiện tại, hắn cần Trần Quang Diệu đứng ra thay thế Nguyễn Văn Hoài.

Người cũng dần đến đông đủ. Nguyễn Huệ bèn nháy mắt với Vũ Văn Dũng, hắn hiểu ý cao giọng nói: “Thời khắc đã đến! Hội nghị chính thức bất đầu.”

Các đại thần cùng đứng dậy khom người thi lễ với Nguyễn Huệ, “Chúng thần tham kiến bệ hạ. chúc bệ hạ vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!”

“Các ái khanh bình thân, ban cho ngồi!”

“Tạ ơn hoàng thượng!”

Các đại thần lũ lượt ngồi xuống. Lúc này ngồi chủ vị là Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, hắn là chủ trì hội nghị quân sự hôm nay, Bùi Đắc Tuyên nhìn mọi người một vòng cao giọng nói: “Hội nghị đặc biệt của ngày hôm nay chủ yếu là muốn thương thảo các sự việc quân sự tác chiến. Mọi người đều biết Đại Việt ta mãi trong trạng thái chia rẽ, Họ Trịnh cướp mất Thăng Long. trong triều gian hùng đương đạo, Phía Bắc đại Thanh gây hấn. Gia Định thân vương tự lập. Cục diện này đã kéo dài đã nhiều năm, mỗi ngày bệ hạ đã dốc tâm suy tư chi mong có thể thống nhất lại Đại Việt. Phù Lê Diệt Trịnh. Bây giờ trong triều đã có giáp binh , chiến thuyền hàng vạn. lương thảo dồi dào, y giáp đầy đủ, sắp tới, thế cục biến đổi chính là lúc dùng binh, bệ hạ đã quyết định xuất binh, nhưng chúng địch vây quanh, khó mà quyết định, hôm nay lâm thời triệu tập các vị đại thần đến thương nghị. xem quân ta rốt cuộc nên dùng binh với nơi nào trước?”

Lúc này thượng thư Hồ Công Diệu là người đầu tiên đứng dậy. lão này là trọng thần thời Nguyễn Nhạc, Nghĩ đến việc có thể bị Nguyễn Huệ hạ thủ bất cứ lúc nào đã khiến lòng hắn đầy cảnh giác nguy cơ. Điều này khiến Hồ Công Diệu sợ hãi.. Hội nghị quân sự hôm nay hắn bèn tranh trước để nói.

Nguyễn Huệ không ưa tên này, một phần đương nhiên vì hắn là người đã ủng hộ Nguyễn Nhạc giết chết danh tướng Nguyễn Thung . Một mặt khác Nguyễn Huệ muốn nghĩ hết cách để nhét người của mình vào những chức vị quan trong, nhưng thế lực của Bùi Đắc Tuyên hắn tạm thời chưa thể động vào, nên hắn bèn hạ thủ với thế lực yếu cơ hơn và sức ảnh hưởng không lớn như Hồ Công Diệu. Đương nhiên hắn không thể một chốc là trừ khử ngay , như thế sẽ làm cho chính cục lung lay, vì thế hắn phải làm từng bước một, trước tiên là chèn ép đây hắn ra rìa. sau đó mới tìm cơ hội khử hắn đi.

Nguyễn Huệ thấy Hồ Công Diệu là người đầu tiên nhảy ra, trong lòng hắn quả thật cáu bực. Hội nghị quân sự lâm thời hôm nay chăng qua là vì muốn đoạt quyền của Nguyễn Văn Hòai, cần gì phải thảo luận quân quốc đại sự gì. Gã ngu dốt này lại chạy ra phá đám. Nguyễn Huệ lại càng bất mãn với hắn hơn. nhưng bề mặt thì Nguyễn Huệ vẫn không để lộ gì; chi cười nói: “Ái khanh cứ nói!”

Hồ Công Diệu đi đến khom lưng hành lễ với Nguyễn Huệ, xong lại quay sang nói với các đại thần khác: “Bệ hạ nếu như khó mà quyết định hạ thủ với ai, vậy ta cũng xin nói mấy câu. động thủ với ai quan trọng là ở chỗ cơ hội. Vậy cơ hội của chúng ta ở đâu? Kỳ thực chẳng qua chính là tiến quân với Phía Bắc hay tiến quân với Phía Nan, chỉ có hai lựa chọn này thôi. Chúng ta hãy nói về Phía Nam trước. Bọn phương tây ủng hộ Nguyễn Ánh, khiến thế lực của Nguyễn Ánh tăng vọt. quân ta vùa để mất bình thuận, sĩ khí đang roi xuống vực thẳm, nếu chúng ta động thủ với Gia Định, với sỹ khí như vật phần thắng không cao, hơn nữa, Nguyễn Ánh còn vô số đảo nhỏ ngoài khơi, đánh một lần mà không diệt được ngay rất dễ khiến chúng ta lâm vào khổ chiến”

“Vậy ý của Hồ thượng thư là chúng ta nên tấn công Thăng Long, đúng không?” Nguyễn Huệ không mấy đồng tình hỏi lại.

Lão họ Hồ này không cảm thấy được sự bất mãn của Nguyễn Huệ, hắn vẫn hào hứng nói tiếp: “Bệ hạ nói thật không sai chút nào, lúc này cơ hội chúng ta chính là ở Thăng Long, Trịnh Cán đang bận đối đầu với Đại Thanh, mặt dưới này đang trống trải, đây đúng là cơ hội ngàn vàng ông tròi ban cho, bệ hạ hãy lập tức xuất trọng binh tiến phát Bắc Hà, nhất định thế sẽ như chẻ củi, nhất cử công hạ Thăng Long. Lúc ấy bệ hạ phế trừ Trịnh Đế, tuyên bố đại nghĩa với thiên hạ, Trịnh Cán chạy đâu cho thoát.”

“hàm hồ!|”

Vũ Văn Dũng đứng dậy, hắn rất rõ mục đích thực của Nguyễn Huệ ngày hôm nay, hắn đi đến bên cạnh , thi lễ với Nguyễn Huệ nói: “Bệ hạ. xin cho phép thần được phán bác lại lý lẽ hoang đường của Hồ thượng thư!”

Trong lòng Nguyễn Huệ khẽ gật đầu, thật không hổ danh là cánh tay hàng đầu của mình, rất hiểu tâm tư của mình. Nguyễn Huệ bèn cười cười nói: “Tranh luận có thể được, nhưng không được phép làm tổn hại hòa khí đại thần!”

“Thần tuân chỉ!”

“Ta muốn hỏi Hồ đại nhân. Đại nhân từ điểm nào mà biết Nguyễn Ánh có nhiều đảo nhỏ? Đại nhân có bằng cớ không? Làm sao đại nhân lại biết mặt quảng nam trống trải? Và làm sao biết được Trịnh cán không có phòng bị?”

Vũ Văn Dũng một hơi hỏi liền bốn vấn đề. hỏi cho Hồ Công Diệu á khẩu, kỳ thực hắn cũng võ đoán, nhận định Nguyễn Ánh trước kia đều chạy ra đảo, nay nếu thất thế lại ra ngoài đảo cũng là chuyện thường, đó còn là việc không có chứng cứ thực, còn Quảng Nam trống vắng, đó là việc người thiên hạ đều cho rằng thế, Quân đội Đại Thanh sang tới hơn hai mươi vạn, không dốc hết lực thì chống đỡ thế nào, giờ Vũ Văn Dũng hỏi dồn dập thế khiến hắn nhất thời cũng không trả lời được câu nào.

Mãi một hồi sau lão mới đỏ bừng mặt phán bác: “Trịnh Cán binh lực vốn dĩ phải chia ra chiếm đóng đất Lão Qua và Bồn man, ít lại càng ít. giờ chủ lực của hắn là ở Biên giới phía bắc, , vậy nơi đó sẽ có bao nhiêu quân? Những điều này người thiên hạ đều biết, không lẽ ta nói không đúng sao? Còn Nguyễn Ánh, không phải hắn đang sở hữu Phu Quốc, Thổ Chu và vô số đảo dọc ngoài khơi hay sao đánh với hắn, hắn cứ dông dài ngoài biển thỉnh thoảng lại tập kích chúng ta thì đánh đến bao giờ Ta là lão thần mấy mươi năm, không lẽ cả điều này ta cũng không hiêu sao?”

Vũ Văn Dũng cười nói: “Nếu như ngươi không biết vậy ta cũng chẳng ngại gì nói rõ với ngươi. Quân Đội Trịnh Cán phải chia ra giữ đất đai rộng lướn của hắn, có phần binh mỏng thực, nhưng giờ đây, Tĩnh Tây Đại Đô Hộ đã ủng hộ hắn, chí ít mặt phòng thủ Lạng Sơn không cần hắn ra mặt,, cộng thêm 3 vạn người của Nông Viễn Sơn, gần ba vạn nữa của Hứa Giang , , như thế trên thực tế hắn cộng cả mười hai đoàn danh ở Thăng Long lúc nào cũng có gần bảy vạn người. đấy là còn chưa tính số hắn có thể chiêu mộ thêm, . Hơn nữa ta nói cho ngươi hay là Đường trực đạo tại Đại Trịnh đã xây xong rất nhiều con đường, từ Thăng Long đến Quảng Nam chỉ mất mười lăm ngày thôi, hơn nữa dưới chính sách nhập hộ khẩu mới của hắn, tư nô là không có,, bản thân ngươi tự tính lại đi, trong mười lăm ngày ngươi có khả năng đánh sâu vào quảng nam bao nhiêu hả, Thành Hải Vân ngươi dự định đánh trong mấy ngày?”

Số liệu cụ thể của Vũ Văn Dũng khiến cả đại điện bỗng chốc ồ lên kinh thán, Lúc này, Vũ Văn Dũng lại nói: “Còn chuyện Nguyễn Ánh sở hữa các hòn đảo ngoài khơi ư,. Chắc Hồ đại nhân ở nhà lâu quá nên không biết, Hoàng thượng đã thu phục được bọn cướp biển trung hoa (1), đừng nói Nguyễn Ánh, cho dù là người Hà Lan nghe thấy tên của đội thuyền Trung Hoa, cũng phải sợ vỡ mật!”

Lúc này Hồ Công Diệu sắc mặt tái mét, vừa thiểu não lại vừa bối rối đứng giữa triều đường. Nguyễn Huệ chỉ thản nhiên nói: “Hồ thượng thư chỉ là văn thần, không hiểu nhiều về quân quốc chi sự có thể thông cảm được. ái khanh hãy tạm lui xuống đi!”

Hồ Công Diệu cảm thấy xấu hổ vô cùng. hắn chẳng qua muốn được thể hiện một lần. thế mà cuối cùng lại trở thành trò cười cho cả triều, địa vị của hắn trong lòng Nguyễn Huệ lại càng thấp, không khéo còn trở thành căn nguyên để sau này bị kéo xuống. Hắn cúi thấp đầu xuống; giận dữ lườm Vũ văn Dũng một cái rồi từ từ lui xuống.

Vũ Văn Dũng, âm thầm cười trộm, tên Hồ Công Diệu này đúng là già cả lẩm cẩm rồi. không nhìn rõ được dụng ý thực của Nguyễn Huệ, bị thế cũng đáng đời. Hắn lại đi lên trước một bước nói với Nguyễn Huệ: “Bệ hạ. xin cho phép thần được nói thêm.”

“Vũ văn ái khanh nói đi!”

Giọng nói của Nguyễn Huệ rất ư sảng khoái, ngữ điệu vui vẻ này bỗng khiến nhiều đại thần hiêu ra. không nhẽ Nguyễn Huệ đã có an bài trước, chỉ có Nguyễn Văn Hòai ngồi sau cùng là không khỏi cười khổ. Hắn biết mũi kiếm cuối cùng của Nguyễn Huệ sẽ chi về phía mình.

Lúc này, Vũ Văn Dũng lại từ từ nói: “Kỳ thực lý do thần không chủ trương tấn công Bắc Hà không những vì nơi đó phòng bị nghiêm ngặt, có bố trí trọng binh, mà là tiến công Bắc Hà sẽ không có ích cho đại cuộc của chúng ta. chứ đừng nói Từ đây ra đến đó đường xá xa xôi, tác chiến khó khăn, cho dù có đoạt được một trấn thì chúng ta sẽ làm gì được? Liệu có thể nhất thông đất nước không? Có thể đặt nền cai trị lên đó không? Câu trả lời là không thể. Cứ cho là ta chiếm được quảng nam, nghệ an, hà tĩnh đi nữa, Không những không thể đặt nền cai trị mà nếu như Trịnh Cán điều đại quân quay về kết hợp với từ Lão qua đánh sang, hắn chẳng cần thắng, chỉ cần tiêu hao lực lượng e rằng chúng ta sẽ khó mà trở về lại Quảng Ngãi chứ đừng nói bảo toàn thực lực. Còn Nguyễn Ánh sẽ làm gì, hắn sẽ thừa lúc chúng ta lún vào vũng lầy của Thăng Long mà đại cử tấn công chúng ta. nhất cử dẹp từ Quy Nhơn. Để hắn chiếm lấy nửa mành giang sơn của Tây Sơn ta, sở hữu vùng đất đai trù phú, lúc ấy chúng ta mới quay về e rằng có hối cũng đã muộn. Cho nên thần kiến nghị vẫn phát binh phía nam trước. Lúc ấy chúng ta sở hữu nữa vùng giang sơn phía nam, tiến có thể vào Thăng Long, lùi cũng có thể đến tận Cà Mau, đợi khi Đại Việt và Đại Thanh đánh cho lường bại câu thương rồi lúc đó chúng ta hẵng ra dọn dẹp.”

“Nói hay lắm!”

Phạm Công Hưng (2) đứng dậy vỗ tay nói: “Vũ tướng quân quả không hổ danh là tây sơn thất hổ tướng quả nhiên phân tích hợp tình hợp lý, có căn có cứ. khiến bọn ta nghe mà như vén mây mù đề nhìn thấy trời xanh, như bỗng chốc trở nên quang đãng rộng mở.”

Hắn lại quay sang thi lễ với Nguyễn Huệ nói: “Bệ hạ, Vũ Văn Dũng tướng quân nói quả có lý, chúng ta vẫn là nên phát binh phía nam thì hơn.”

“Vậy được trẫm nghe theo hai vị ái khanh xuất binh diệt Nguyễn Ánh!”

Nguyễn Huệ lại nhìn Nguyễn Văn Hoài: “Văn Hoài ái khanh, khanh là người có nhiều kinh nghiệm, trẫm muốn khanh làm chủ soái, khanh có thể nhận mệnh không?”

Nguyễn Văn Hoài đã đi theo Tây Sơn từ khi chỉ còn áo vải lão đã quá quen thuộc ba anh em họ Nguyễn này. Thường thì Nguyễn Huệ nên nói là: “Văn Hoài, trẫm quyết định đề ngươi làm chủ soái, hi vọng khanh có thể phân ưu cho trẫm.”

nhưng lần này Nguyễn Huệ lại lấy phương thức đặt câu hỏi, người thường nghe ra thì cũng không có vấn đề gì, , nhưng trong lòng Nguyễn văn hoài lại sáng như ban ngày, hắn không lạ gì Nguyễn Huệ, đây rõ ràng hắn có ý ép mình không được nhận lời

Nguyễn Văn Hoài thầm thở dài, hắn cuối cùng cũng hiểu khổ tâm của Nguyễn Huệ, cố tình an bài cả một hội nghị quân quốc này chính là muốn hắn tự nhắc việc từ chức trên hội nghị. chứ không phải tự gặp riêng từ chức, có như thế thì cái danh trọng hiền của Nguyễn Huệ mới giữ được mà không bị thiên hạ dèm pha. Cái bọn chính trị này! toàn bọn cáo già cả.

Nghĩ tới nghĩ lui, Ngyễn Văn Hoài chỉ đành đứng dậy làm ra vẻ mặt thiu não, khom người nói: “Bệ hạ. thần rất muốn phân ưu cho bệ hạ. nhưng thần gần đây hay bệnh, tuy có lòng muốn tận tâm vì bệ hạ nhưng chi sợ lực bất tòng tâm. làm nhờ đại nghiệp của bệ hạ. thần thật không dám thọ mệnh!”

Nguyễn Huệ trầm mặt lại. “ ái khanh, trẫm tin tường nhất chỉ có khanh thôi, nếu khanh không chịu nhận lời thì trẫm biết tìm ai thay thế?”

Thời khắc quan trọng cuối cùng đã đến. Nguyễn Văn Hoài đã không còn lựa chọn nào khác. Hắn vì gia quyến cuối cùng chỉ đành cắn răng nói: “Bệ hạ. thần thần tiến cử Đại tư đồ Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu tướng quân là chủ tướng nam chinh, hai người đều thanh danh xuất chúng, nhát định không làm nhục mênh.”

“Không được!”

Nguyễn Huệ ngang nhiên cự tuyệt “Họ đều là ái tướng của trẫm, không khỏi trẫm mang tiếng thiên vị, hơn nữa, họ còn chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu với Nguyễn Ánh bằng khanh, khanh là lão thần trì trọng, tất có thể sử lý ổn thỏa Vũ Văn Dũng tuy có thể dẫn binh, nhưng kinh nghiệm lâm chiến không đủ thì làm sao có thể làm đối thủ của Nguyễn Ánh. trẫm không thể đồng ý.”

Vờ tuồng đã diễn đến nước này rồi. chỉ còn thiếu bước vẹn toàn thu quan cuối cùng thôi, cũng vẫn là Phạm Công Hưng bước ra hạ tiếp nước cờ cuối cùng thay Nguyễn Huệ.

“Bệ hạ. thần có một kiến nghị!”

“Phạm Ái khanh cứ nói.”

Phạm Công Hưng đảo mắt nhìn mọi người một vòng, mỉm cười nói: “bệ hạ nói cũng có lý, Vũ, Trần hai vị tướng quân dẫu sao vẫn còn thiếu kinh nghiệm, nếu độc lập đối trận với Nguyễn Ánh e rằng sẽ mấy dễ dàng, nhưng nếu không cho hai vị ấy cơ hội thì cả đời cũng không thế nào có kinh nghiệm được, cho nên thần kiến nghị, Vũ tướng quân hoặc Trần tướng quân có thể là chủ soái, Nguyễn Văn Hoài tướng quân kinh nghiệm phong phú có thể làm phó soái phủ trợ cho hai vị dẫn binh. Để người lớn dẫn dắt, thần cho rằng đó là an bài tốt nhất.”

Bùi Đắc Tuyên cũng nói: “Thánh thượng. Phạm đại nhân nói chí phải, thần ủng hộ!”

Nguyễn Huệ giả vờ trầm ngâm một hồi, rồi gật gật đầu nói với Nguyễn Văn Hoài: “ ái khanh thấy thế nào?”

Nguyễn Văn Hoài thầm nghĩ. Nguyễn Huệ không định để mình có thể vẹn toàn rút lui. dụng ý của hắn chẳng qua muốn triệt để đoạt quân quyền của mình, sự tình đã đến bước này hắn cũng không thể phán đối được gì. thái độ của hắn sẽ quyết định đến sự sống cái chết của bản thân.

“Bệ hạ, thần nguyện ý!”

“Tốt lắm. trẫm sẽ tuyên bố tại đây, bồ nhiệm Vũ Văn Dũng làm chinh nam đại tướng quân,, , nhậm mệnh Trần Quang Diêu, Nguyễn Văn Hoài làm phó soái, thống soái đại quân, ba ngày sau sẽ chính thức xuất binh.”

Năm 1793 Nguyễn Ánh dưới sự giúp đõ của Tây dương, đích thân làm chú soái chuân bị thừa cơ chinh phạt tây sơn. Ngay tại lúc này, Nguyễn Huệ vì muốn khống chế toàn bộ Nam Hà lệnh cho Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu Nguyễn Văn Hoài và một số tướng tá khác, , dẫn quân xuất binh nam hạ/

(1)Bộ ba hải tặc đi theo Tây Sơn trong lịch sử

Mạc Quan Phù (không biết năm sinh, mất năm 1801)

Mạc Quan Phù quê quán huyện Toại Khê, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Phù vốn là tiều phu, vào năm 1787, y lên núi đốn củi thì bị hải tặc bắt rồi theo luôn nghề giặc cướp.

Năm sau, Phù cùng Trịnh Thất dẫn binh quy thuận Tây Sơn, được Nguyễn Huệ phong chức Tổng binh và phân cho dưới trướng Trần Thiêm Bảo, cả bọn lập căn cứ ở duyên hải miền Trung. Từ đó, được Nguyễn Huệ cung cấp chiến thuyền và vũ khí, cứ tháng 3-4 âm lịch hàng năm, họ lại xua quân quấy nhiễu vùng biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang của nhà Thanh, tới tháng 9-10 nhiều giông gió thì rút về đại bản doanh neo đậu.

Năm 1794, Mạc Quan Phù đánh bại bọn hải tặc Phúc Kiến hơn 600 tên, lại giết đầu đảng là Huỳnh Thắng Trường, nên được ban tước Đông Hải vương. Bọn hải tặc bên Trung Quốc là Trương Á Lục cũng theo đầu quân cho Phù. Đến 1796, Phù đã có 17 tàu chiến, hơn ngàn quân với đầy đủ vũ trang. Mạc Quan Phù và Trịnh Thất là những người liều lĩnh, dám xua quân tấn công cả các cứ điểm trọng yếu của Thanh triều, nên là mối họa lớn uy hiếp vùng duyên hải của nhà Thanh.

Năm 1801, vua Nguyễn Ánh vây đánh Phú Xuân, Phù theo phò Quang Toản và bị bắt. Năm sau, vua Nguyễn Ánh sai Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đi sứ, giao nộp Mạc Quan Phù cùng hai hải tặc khác là Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài cho Thanh triều (theo tiểu truyện Trịnh Hoài Đức trong “Đại Nam chính biên liệt truyện”). Cả 3 bị vua Gia Khánh xử lăng trì.

Trần Thiêm Bảo (không rõ năm sinh năm mất)

Trần Thiêm Bảo vốn là ngư dân người dân tộc Choang, quê ở Liêm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Tháng 10.1780, Bảo cùng vợ và hai con đánh cá thì gặp bão, trôi giạt vào Vịnh Bắc bộ. Năm 1783, cả nhà Bảo bị sung vào quân quân Tây Sơn. Năm 1785, Bảo có công trong trận đánh Tây Sơn diệt nhà Trịnh nên được phong Tổng binh. Nguyễn Nhạc từng tài trợ cho Bảo thành lập một hạm đội hùng hậu, nhưng hạm đội này chưa kịp xuất phát đã bị Nguyễn Ánh cho quân đánh úp tan tành.

Năm 1788, quân Thanh đánh sang, Bảo được Nguyễn Huệ phong tước Bảo Đức hầu và cấp cho 6 chiến thuyền cùng 200 quân lính, có nhiệm vụ phòng bị quân Thanh xâm nhập theo thủy lộ. Bảo chiêu dụ thêm được hai hải tặc Trung Hoa là Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài. Khi Nguyễn Huệ xưng hiệu Quang Trung, tiến đánh quân Thanh ở Thăng Long thì Bảo được cấp thêm 10 chiến thuyền để cùng trợ lực. Mạc Quan Phù và Trịnh Thất đã theo về dưới trướng Bảo trong thời gian này, và nâng đội thuyền của Bảo thành hơn trăm chiếc.

Cuối tháng 4.1794, Bảo chặn đánh thủy quân Nguyễn Ánh ở Đà Nẵng, phá tan kế hoạch tiến chiếm Quy Nhơn của Nguyễn Ánh. Bảo được Nguyễn Huệ phong Đại đô đốc, thành tổng đầu lĩnh của lực lượng hải tặc. Được sự giúp đỡ của nhà Tây Sơn, lực lượng hải tặc do Bảo đứng đầu được cơ cấu thành lực lượng tinh nhuệ, các đầu lĩnh đều được phong chức “Tổng binh Tàu Ô”, thế lực của Bảo càng thêm hùng hậu.

Năm 1797, Trần Thiêm Bảo dẫn hải tặc bao vây và khống chế được Diên Khánh, Biên Hòa, nhưng năm sau phải rút quân về.

Năm 1799, Nguyễn Ánh mang quân chinh phạt, Quy Nhơn bị thất thủ. 1800, Trần Thiêm Bảo mang hơn trăm chiến thuyền cùng với Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng lấy lại được Quy Nhơn.

Đầu năm 1801, Nguyễn Ánh dẫn đại quân tiến đánh kinh đô Phú Xuân của Tây Sơn, Trần Thiêm Bảo mang quân tham chiến. Quân Tây Sơn thảm bại, Phú Xuân thất thủ, chiến thuyền Tàu Ô bị đánh chìm quá nửa, 3 vị tổng binh Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài bị bắt. Quang Toản dẫn tàn binh chạy ra Thăng Long, lực lượng hải tặc cũng tứ tán.

Trần Thiêm Bảo ảo biết rằng đại cục đã định, vận mệnh Tây Sơn đã hết nên dẫn theo hơn 30 thân tín về Trung Hoa chịu tội. Vua Gia Khánh miễn chết, cho an trí Bảo cùng gia quyến ở phủ Nam Hùng (nay là thành Nam Hùng, tỉnh Quảng Đông), là nơi sâu trong đất liền, cách xa gió biển trùng khơi.

Trịnh Thất (1760-1802)

Trịnh Thất người Quảng Đông nhưng là con cháu hải tặc Phúc Kiến. Tổ tiên Thất là Trịnh Kiến, bộ hạ của Trịnh Thành Công. 1661, Kiến lui về Quảng Châu Loan (Quảng Đông) để sinh sống bằng nghề đánh cá. Kiến mất, các con ông đều trở thành hải tặc. Vài đời sau, thì hai cháu chắt của Kiến là Trịnh Liên Phúc và Trịnh Liên Xương đã lên ngôi đầu lĩnh hải tặc. Và Trịnh Thất chính là con thứ bảy của Trịnh Liên Phúc.

Năm 1788, Thất hội quân với Mạc Quan Phù thần phục Tây Sơn, được phong Tổng binh.

(2) Phạm Công Hưng là anh em cùng họ với Thái bảo Phạm Văn Tham, Hộ giá Phạm Ngạn, có chị hoặc em là Phạm Thị Liên lấy Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Văn Huệ.

Năm 1771, Phạm Văn Hưng tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ ngày đầu, dưới trướng Nguyễn Văn Huệ.

Năm 1787, Khi hai anh em Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ đánh nhau, ông theo về phe của Bắc Bình vương Nguyễn Văn Huệ. Tháng 9 cùng năm ông đem 30 thuyền vận tải lương vào Gia Định lấy lương thực và hỗ trợ Phạm Văn Tham chống quân Nguyễn. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau (khoảng 1 tháng), ông phải mang lương thực quay về Phú Xuân.

Năm 1792, Sau khi Quang Trung Hoàng Đế mất, ông được phong chức Thái úy, trông giữ binh quyền, một chức chỉ đứng sau chức Thái sư của Bùi Đắc Tuyên và trên cả chức Đại Tổng quản của Trần Quang Diệu. Phạm Văn Hưng được ban tước Quận công nên người đời và sử gọi ông là Phạm Công Hưng. Thái sư Bùi Đắc Tuyên “quản đốc trông coi các việc trong ngoài” và Thái uý Phạm Văn Hưng thì “cùng giữ việc quan trọng về quân quốc”.

Năm 1793, Khi thành Hoàng Đế lâm nguy, Phạm Văn Hưng cùng Ngô Văn Sở, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung đem quân vào giải vây. Sau đó ông cùng Nguyễn Văn Huấn bắt ép Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc, tịch thu lấy binh lương khiến Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc uất ức mà chết.

Trong các năm tiếp sau Phạm Văn Hưng cùng Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung tích cực đem quân đánh Bình Thuận, Diên Khánh, mưu đồ nam tiến đánh bại lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh, Bùi Đắc Tuyên cũng đi theo làm tán nghị nhưng không thành. Do bị ốm, ông cùng Nguyễn Văn Huấn thu quân về Phú Xuân. Chỉ huy quân đội tiếp tục chiến đấu là Đại Tổng quản Trần Quang Diệu và Tư lệ Lê Trung.