Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 22: Đánh chiếm phủ huyện, công thành Quy Nhơn




Nguyễn Nhạc, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Lộc xuất lãnh 5000 quân, 400 chiến mã, 20 thớt voi tiến đánh Tuy Viễn. Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, mỗi người xuất lãnh 2500 quân 100 chiến mã, Lê Văn Hưng xuất lãnh 2000 quân tiến đánh Phù Ly, Bồng Sơn. Huyền Khê, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Lữ, nắm giữ 3000 quân, 300 chiến mã trấn giữ kho lương, vũ khí, tiếp tế lương thực. Nguyễn Huệ, Ngô Văn Sở, Đặng Văn Long nắm giữ 2500 quân, 200 chiến mã, 20 thớt voi tiến xuống Kiên Thành lập doanh trại, di dời quân lực.

Các đội khi hành quân phải hò hét tuyên truyền câu:
''Binh triều binh quốc phó
Binh ó binh hoàng tôn''

(Lấy việc ủng hộ hoàng tôn Dương chống lại quốc phó Trương Phúc Loan, gây phân hóa chia rẽ nội bộ nhà Nguyễn)

Nguyễn Nhạc xuất binh đi trước tiến đến Tuy Viễn. Cánh quân của Lân, Hưng đi sau tiến đến Phù Ly. Diệu, Dũng tiến đánh Bồng Sơn
Lân thiết kế cho quân mình cái loa cầm tay, cho 30 người đi trước la hét câu tuyên truyền.

Khi tới huyện Phù Ly, Lân cho quân lính kết thành trận Thái Cực Bao Hàm:
Số quân có 3000 người thì đại tướng ở giữa cầm quân cơ 600 người, còn 2.400 người chia làm 12 đội, mỗi đội có một tỳ tướng coi 200 người.
Đại tướng ở giữa đánh một tiếng chiêng ba tiếng trống, trước bày trận ngũ hành, một hành làm một trận, mỗi đội 100 người. Xong rồi, lại đánh một tiếng chiêng, đội Địa bên tả cách đại tướng 30 bước mà đứng; đội Thiên bên hữu cách đại tướng 30 bước mà đứng.

Xong rồi đại tướng lại đánh một tiếng chiêng, ngoài đội Địa bên tả là đội Nhật nối theo, ngoài đội Nhật là đội Dương nối theo, ngoài đội Dương là đội Phong nối theo, ngoài đội Phong là đội Xà nối theo, ngoài đội Xà là đội Phượng nối theo. Bên hữu, ngoài đội Thiên là đội Nguyệt nối theo, ngoài đội Nguyệt là đội Âm nốỉ theo, ngoài đội Âm là đội Vân nối theo, ngoài đội Vân là đội Điểu nối theo, ngoài đội Điểu là đội Long nối theo, Thành hình chữ nhất.

Nếu bên tả đội Phượng gặp giặc thì lấy đội Phượng làm chính, đội Xà làm kỳ, đội Phong tiếp chiến, đội Dương ứng cứu, đội Nhật làm chi bên tả, đội Địa làm cánh bên tả, để cùng giúp nhau.

Bên hữu đội Long gặp giặc thì lấy đội Long làm chính, đội Điểu làm kỳ, đội Vân tiếp chiến, đội Âm cứu ứng, đội Nguyệt làm chi bên hữu, đội Thiên làm cánh bên hữu.
Cái lợi hại của trận này là có thể biến trận rất tinh xảo, từ thái cực bao hàm biến thiên thành thái tố tam tài, thái thủy hồn nguyên một cách nhanh chóng.
Tuy biết rằng quân ở Phù Ly quân số của tri huyện không đáng là bao nhưng để đề phòng có biến thì vẫn nên thận trọng.

Nhìn thấy cách Lân ra hiệu lệnh, bài trận quân lính tiến lui răm rắp thì Hưng há hốc mồm:
''Đệ tưởng mình cứ đánh như đi cướp chứ, chạy thẳng đến phủ tri huyện, đánh một trận giết sạch là xong. Sau đó cướp hết của cải lương thực mang về, vậy là chiến thắng''.

Lân đáp:
''Thực ra thì binh lực chúng ta thừa sức để công chiếm huyện Phù Ly này, ta bài trận để phòng chuyện lật thuyền trong mương cạn thôi. Còn việc sau khi chiếm được huyện phủ ta sẽ có thu xếp''.

''Ta tiến vào huyện nếu dân chúng hoan nghênh, reo hò vui mừng thì việc đã thành 9 phần''.

Hưng không hiểu lắm nên hỏi:
''Việc ấy giải thích ra sao''

Lân chỉ mỉm cười:
''Tới lúc đó ngươi sẽ rõ''

Khi quân tiến vào, nhân dân trong huyện reo hò chào đón, có cụ già đi không vững phải chống gậy cũng lật đật ra nghênh đón nghĩa quân, Lân thở phào nhẹ nhỏm, vậy là quân tạm của tri huyện coi như phế, còn lại quân trong phủ không đáng ngại. Bởi vì quân tạm trong dân chiếm một số lượng đáng kể, khi có những trường hợp cần thì tri huyện sẽ điều động. Nay lòng dân oán thán tri huyện đã sâu việc điều động quân tạm sẽ khó.

Lân nói:
''Chúng ta tiến vào phủ thôi, Đề Đốc Hưng làm tiên phong''

Khi Hưng tiến vào trong phủ của tri huyện thì tên tri huyện vẫn đang mở tiệc chè chén, trái ôm phải ấp, nghĩa quân tiến vào hắn đã say bí tỉ, miệng thì quát:
''Bọn giặc nào to gan, dám vào phủ ta làm càn, quân đâu bắt hết bọn chúng cho ta''

Hưng cười khẩy rồi cho người bắt trói tri huyện lại, những binh lính trong phủ thì chống cự yếu ớt rồi bị diệt sạch. Bọn chúng tên nào cũng béo tốt, ngày thường hiếp đáp dân lành, nên biết dù có hàng cũng bị giết nên cố chống cự.
Lân chưa tiến vào mà Hưng đã lo xong hết cả.
Lân nói:
''Đề Đốc Hưng cùng đô úy La Xuân Kiều ở lại trấn giữ huyện Phù Ly. Hưng sẽ lo việc xử tử tri huyện trước toàn dân. Truy bắt những đồng đản''

''Còn Kiều sẽ làm công tác an dân. Tổ chức người tiếp quản hành chính của huyện và cử người vận chuyển 7 phần lương thực, của cải về kho lương, còn 3 phần mang phân phát cho các hộ dân nghèo khổ''.

Hưng và Kiều đều chắp tay cúi đầu đáp:
''Đã rõ thưa đô đốc''.

Về phía Diệu và Dũng cũng chiếm lấy Bồng Sơn cũng rất dễ dàng, gần như không đánh mà chiếm được
Diệu giao lại cho Dũng cùng Cao Tắc Tựu trấn giữ huyện
Lúc này quân thám báo truyền tin cho Lân và Diệu được biết Nhạc trại chủ cũng đã thành công chiếm được Tuy Viễn. Hiện đang chuẩn bị để tiến đánh thành Quy Nhơn.

Lân và Diệu nhận được tin thì điều chỉnh lại đội hình, quân lương rồi kéo quân tiến đến hội quân với Nhạc ở Quy Nhơn.
Thành Quy Nhơn là một trong những thành lớn và có vị trí rất quan trọng. Thành này trước đó có tên là thành Đồ Bàn, từng là cố đô của Chiêm Thành, được xây dựng rất vững chắc. Thành Quy Nhơn thuộc phủ An Nhơn.

Chiếm được thành Quy Nhơn cũng có nghĩa là chiếm được vị trí then chốt, án ngữ trục lộ Bắc - Nam của xứ Đàng Trong, khiến cho lực lượng của chúa Nguyễn bị chia cắt làm hai, rất khó liên lạc để phối hợp ứng phó.

Vì vậy, việc công chiếm thành Quy Nhơn trở thành mục tiêu trọng điểm trong lần ra quân này. Sau khi chiếm được huyện Tuy Viễn, Nhạc cho người ổn định dân chúng trong huyện, mở kho của tri huyện phân phát cho người dân, sau đó Nhạc cử Võ Đình Tú cùng một nhóm 10 cao thủ đi dò la tin tức, địa thế của thành Quy Nhơn.
Khi do la xong Tú lập tức quay về bẩm báo
''Bẩm Nhạc trại chủ, về địa thế của thành Quy Nhơn, thuộc hạ đã vẽ ra sơ bộ xin trình trại chủ''

Rồi Tú vừa chỉ vào bản phát họa vừa nói:
''Tường xây bằng đá ong, trên một giải gò cao, chung quanh có hào sâu bao bọc, thế rất vững. Nếu như quân ta công thành thì phải mất rất nhiều sức lực''.

''Thuộc hạ còn dò la được thành này các nhà buôn đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra nên họ rất oán thán tuẩn phủ Nguyễn Khắc Tuyên''

Nguyễn Nhạc nghe được tin này thì cả mừng, nếu như lôi kéo được các thương nhân này thì sẽ có được một sự trợ giúp không nhỏ. Nhạc sai người có tài ăn nói giả làm khách buôn đến các nhà của các thương nhân làm thuyết khách.

Sau mấy ngày thì những thuyết khách trở về báo tin vui, các thương nhân ở thành đều đồng ý trợ giúp nghĩa quân về tài lực, sức người.
Lúc này quân của Trần Quang Diệu cũng đã đến gần thành Quy Nhơn, Diệu dắt theo một toán binh lính đến gặp Nhạc.

Quang Diệu gặp Nhạc thì hành lễ:
''Mạt tướng đã dẫn binh tới phía tây bắc cách thành 20 dặm, quân đang hạ trại chờ lệnh của trại chủ''

Nguyễn Nhạc gật đầu nói:
''Tốt lắm, theo thám báo quân của đô đốc Lân cũng sắp tới nơi ''

''Truyền lệnh của ta, ngày mai tiến quân công thành''

Quang Diệu nhận lệnh cúi đầu vái chào rồi lui ra.

Sáng hôm sau quân Nguyễn Nhạc và Quang Diệu từ hai hướng tiến đánh thành Quy Nhơn. Tuần phủ thành Nguyễn Khắc Tuyên khi thấy cánh quân của Diệu tiến đến thì mở cửa thành dàn quân giao chiến. Quân trong thành nhiều hơn quân của Diệu nhưng một lúc giao chiến thì rơi vào hạ phong, tướng xuất lĩnh quân của Tuyên bị đại đao của Diệu chém bay đầu, làm cho binh lính giữ thành rối loạn.

Lúc này đại quân của Nguyễn Nhạc cũng ầm ầm kéo đến, tuần phủ Tuyên hốt hoảng vội cho quân rút lui, đóng chặt của thành cố thủ.
Quân của Nhạc và Diệu dùng thang mây nối nhau, xe công thành và thuốc nổ để phá cửa thành nhưng thành quá kiên cố, thêm việc phải vận chuyển lên dốc cao nên quân công thành cũng mất nhiều sức.

Trên thành quân lính giữ thành chống trả quyết liệt, dúng súng hỏa mai, cung tên, bắn ra như mưa, quân tiếp cận thành thì bị dầu hỏa, đá tảng dội xuống. Nhạc quan sát thấy nếu tiếp tục kéo dài sẽ bất lợi, quân lính tử thương nhiều, nên ra lệnh rút quân, lui về 4 dặm hạ trại.

Ngày hôm sau Nhạc tiếp tục cho quân công thành nhưng vẫn không hạ được thành đành phải rút lui.
Lúc này quân của Lân cũng đã đến nơi
Lân cho quân hạ trại rồi vào yết kiến Nhạc
''Bẩm thống lĩnh, quân của mạt tướng đã đến''

Nhạc thấy Lân thì gượng cười:
''Ta cũng đô đốc Diệu đã 2 lần công thành Quy Nhơn nhưng đều bất thành, nếu như để lâu e có biến, quân triều đình tiếp viện thì khó càng thêm khó''.

Lân trầm ngâm một lúc mới lên tiếng:
''Trước khi mạc tướng tới đây có dò la qua tin tức, thành Quy Nhơn dễ thủ khó công, ngày trước nó từng là cố đô của Chiêm Thành nên việc xây dựng càng thêm kiên cố. Muốn nhanh chóng hạ thành nếu chỉ dùng vũ lực thì quả thật khó lòng làm được''

Nhạc rất tinh ý, nghe Lân nói vậy thì biết ngay Lân đã chuẩn bị kế sách đi đến đây. Đang định dò hỏi thì Diệu bước vào.
Nhạc thấy vậy bèn mời Lân và Diệu ngồi xuống dùng trà bàn kế sách
Diệu nói:
''Lân huynh đã nghe qua chuyện công thành chưa''

Lân đáp:
''Ta đã nghe sơ qua, còn cụ thể thì chưa nắm rõ lắm''

Rồi Diệu kể cho Lân nghe tình hình của quân giữ thành, địa thế và binh lực của thành Quy Nhơn
Sau khi Lân đã nắm rõ tình hình Nhạc mới hỏi:
''Đô đốc Lân có kế gì phá thành hay không''

Lân từ tốn trả lời:
''Muốn lấy được thành thì phải công thành thêm hai lần nữa, quân lính bị thương phải nhiều hơn nữa''

Nói đến đây thì Lân do dự không dám nói thêm .
Nhạc thấy vẻ mặt Lân hơi khó coi, dường như kế sách này khó thực thi hoặc mạo hiểm nên còn đắn đo.
Diệu thì không hiểu ý Lân, vội nói:
''Công thành thêm 2 lần nữa thì không việc gì, nhưng để cho quân sĩ bị thương càng nhiều hơn thì e là không được. Quân ta vừa mới đánh trận đầu mà để nhuệ khí giảm đi, lòng quân xao động thì không hay''.

Nhạc thì muốn nghe kế sách của Lân nên ra sức khuyên bảo:
''Đô đốc Lân cứ việc nói ra kế sách của mình, chúng ta cùng bàn luận, nếu không ổn thì bỏ đi, ta sẽ không trách tội''.

Lân trầm ngâm một lúc rồi mới nói:
''Kế của ta là … Nhạc trại chủ nộp mình cho tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên''

Vừa nghe như thế thì Quang Diệu đứng phắt dậy chỉ tay vào Lân mà hét:
''Ngươi thật to gan, muốn làm phản à, dám kêu trại chủ đi nộp mình''


Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với