Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 15: Trần Thị Huệ Kết Giao Bùi Thị Xuân, tráng sĩ gặp hổ dữ



Khi thấy chồng mình đang âm thầm chiêu mộ nghĩa sĩ, Huệ cũng muốn giúp chồng mình một tay. Huệ tiếp quản công việc làm ăn của gia đình, thu xếp ổn thỏa trong ngoài để cho chồng mình an tâm làm việc lớn. Nghe nói ở Xuân Hòa có nữ kiệt là Bùi Thị Xuân đang mở lớp dạy võ, đệ tử theo học có hơn 300 người, phần nhiều là các nữ đệ tử. Huệ thấy đây là người mình cần kết giao nên đã dắt theo em gái mình là Trần Thị Lan đến lớp võ của Bùi Thị Xuân.

Hôm ấy, Huệ cùng em gái mình đến bãi đất trống, nơi Xuân đang huấn luyện cho các đệ tử mình cưỡi ngựa bắn cung. Trên bãi đất trống độ chừng gần 1 dặm, có một toán nữ binh đang tập cưỡi ngựa bắn cung. Bia dựng cách xa ước chừng 30 thước, mỗi người đều cầm cung nhẹ, lưng đeo tên. Gần đó là một cái đài nhỏ cao độ 2 thước, có một nữ tử dáng người cao, gương mặt rất đẹp nhưng ánh mắt thì lại rất cương nghị đang giám sát chặt chẽ các nữ đồ đệ của mình.
Cuộc tập dợt đang sôi nổi thì bỗng nhiên một con ngựa dở chứng lồng lên mang nữ kỵ sĩ chạy quanh võ trường. Dù tìm đủ mọi cách nhưng người cưỡi ngựa không thể nào kìm nổi con ngựa chứng. Con ngựa vừa chạy nhanh vừa đá chân sau, nhảy lên như muốn hất bay người cưỡi ra khỏi lưng mình, nữ kỵ sĩ cố gắng nắm chặt dây cương. Tình thế trở nên rất hung hiểm, nếu bị hất bay đi thì khả năng sẽ bị thương nặng.

Đột nhiên trong đám người đứng xem chạy vụt ra một bóng người áo trắng, thân pháp nhẹ nhàng như chim yến nhảy lên ngồi phía sau người kỵ mã, tay cướp lấy dây cương, chân kẹp chắc vào bụng ngựa. Ngựa bỗng chồm hai chân trước, đứng thẳng lưng hòng hất hai người xuống đất nhưng dây cương đã siết chặt hông ngựa như bị kiềm sắt khóa cứng. Cuối cùng, ngựa cuồng đành phải ngoan ngoãn đứng yên. Người áo trắng đó chính là Trần Thị Lan.
Khi con ngựa đã được khống chế, Lan tung người nhảy xuống đất. Mọi người vây xem cũng vỗ tay khen ngợi. Xuân bước tới hỏi:
''Cảm tạ muội tử đã ra tay tương trợ. Chẳng hay tôn tính của muội xưng hô thế nào''

Lan đáp:
''Muội là Trần Thị Lan, nghe tin Bùi sư phụ là người giỏi võ, tính tình hào sảng, lại thu nhận nhiều đệ tử nên nay muội cùng tỷ tỷ đến đây.
Lúc này Huệ cũng từ đám đông bước ra chào Xuân''.

Trần Thị Huệ nói:
''Ta là nhi tôn của võ sư Kim Hùng, trượng phu là Biện Nhạc (Nguyễn Nhạc có làm chức quan nhỏ đi thu thuế là Biện, nên còn gọi là Biện Nhạc). Hôm nay tới đây mong được kết giao cùng Bùi sư phụ''.

Xuân nghe thấy đây là vợ của Nguyễn Nhạc thì cả kinh nói:
''Tỷ là phu nhân của Biện Nhạc ở Kiên Mỹ, muội cũng nghe qua đại danh của ngài ấy. Nay nếu như tỷ nguyện kết giao cùng muội thì quả thật đó là điều vinh hạnh. Muội cũng đang dự định sẽ đi một chuyến đến bái phỏng phu quân của tỷ''.

Xuân mời Huệ và Lan đến căn nhà gỗ cách đó không xa. Vào nhà Xuân cho người pha trà và mang bánh ngọt lên mời hai tỷ muội Huệ.
Xuân nói:
''Vừa rồi nhìn qua thân pháp của Lan muội quả thật bất phàm, tài khinh công không thua kém gì ta''.

Lan lên tiếng đáp lại:
''Võ công của muội là gia truyền, từ nhỏ đã được học võ, lại có khiếu về khinh công nên gia gia còn đặt tự hiệu cho muội là Ngọc Yến''.

Lúc này Xuân báo với người làm gọi Bùi Thị Nhạn, Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc đến.
Một lúc sau thì cả 3 người Nhạn, Dung, Cúc đến cúi đầu chào Xuân.
Xuân nói:
''Đây là 3 đệ tử mà ta tâm đắc nhất, cũng có thể nói là chân truyền, đang giúp ta huấn luyện các đồ đệ. Lan muội võ công không tệ, có muốn ở lại cùng chúng ta huấn luyện các nữ binh không''.

Lan nhìn sang chị để hỏi ý, Huệ nhẹ gật đầu cho phép Lan ở lại.
Lan thấy vậy thì cả mừng nói:
''Muội đồng ý, đây cũng là điều muội mong mỏi''.

Xuân nói:
;Muội đồng ý ở lại thì hãy cùng các chị em ra ngoài làm quen với nơi này''.

Rồi Xuân quay sang nói với 3 đệ tử mình:
''Ba muội hãy dắt Lan đi làm quen với mọi người, sẵn tiện sắp xếp chỗ ở cho muội ấy''.

Bốn nàng cùng nhau rời đi
Lúc này Huệ mới lên tiếng:
''Ta thấy Bùi sư phụ huấn luyện các đệ tử của mình như đang huấn luyện các binh sĩ, tuy ta là phận nữ nhi nhưng có thể nhìn ra được, muội không đơn thuần chỉ là dạy võ cho các đồ đệ mình''.

Xuân đáp:
''Triều đình hủ bại, dân chúng lầm than vì sưu cao thuế nặng. Gian thần lộng quyền làm cho người người đều căm phẫn''.

Huệ nói:
''Đã là như vậy, ta cũng không nói vòng vo. Muội cũng đã nghe việc trượng phu ta làm, còn có ý đến bái phỏng, nếu nay mai trượng phu ta dựng cờ, Bùi sư phụ có nguyện ý tham gia''.

Xuân đáp:
''Muội đang có ý đấy. Đợi khi ta sắp xếp mọi chuyện ổn thỏa sẽ đến bái phỏng phu quân của tỷ''.

Sau đó cả hai tạm gác qua chính sự mà ngồi nói chuyện phím. Đến gần chiều thì Huệ cáo từ ra về.

(Bùi Thị Nhạn nhỏ tuổi hơn nhưng là cô ruột của Bùi Thị Xuân, Nhạn theo học võ của Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư. Còn về Dung, Cúc thì đã từng muốn bái Trương công làm thầy, nhưng ông không nhận nữ đệ tử nên đã viết thư giới thiệu cho Bùi Thị Xuân thu nàng làm đệ tử). Lan ở lại gia nhập đội ngũ huấn luyện các đồ đệ khác và được Bùi Thị Xuân chỉ dạy thêm võ học. Lan cùng với ba nàng Nhạn, Cúc, Dung tuổi gần bằng nhau nên rất nhanh các nàng trở nên thân thiết. Các nàng cùng với Bùi Thị Xuân kết bái làm tỷ muội, Xuân lớn tuổi hơn nên được tôn làm đại tỷ, cả 5 người xem nhau như ruột thịt.

Trong lúc này Trần Quang Diệu đang hành trang đi từ quê nhà đến Kiên Mỹ để gặp Nguyễn Nhạc. Lúc đi ngang qua chân núi Thuận Ninh thì bất ngờ bị một con hổ dữ tấn công. Quang Diệu là người luyện võ nên phản ứng rất nhanh tránh khỏi cú vồ chí mạng của con hổ, tuy tránh được không bị thương tích nhưng áo của Quang Diệu bị rách một mảng lớn.

Con hổ đứng cao tới ngực Quang Diệu, nặng độ chừng trên 200 cân. Sau cú vồ hụt thì con hổ thu thế chuẩn bị vồ lần nữa, Quang Diệu cầm thanh Huỳnh Long đao nghênh chiến. Người và hổ quần nhau, con hổ quá hung mãnh bị Quang Diệu chém trúng mấy nhát, nó càng trở nên hung hãn và điên cuồng hơn. Quang Diệu lúc này cũng bị mấy vết cào của con hổ, máu chảy nhuộm đỏ cả người.

Tình thế vô cùng hung hiểm, trong đầu Quang Diệu thầm nghĩ: [Lần này e là phải chết dưới móng con hổ này rồi. Nhưng có chết thì Quang Diệu ta cũng phải quyết chống trả tới cùng].

Khi Quang Diệu đã kiệt sức, dựa lưng vào một gốc cây cố thủ thì bỗng nghe một tiếng hét to, rồi một bóng người nhanh như chớp lao đến. Người ấy cầm song kiếm tấn công con hổ. Đường kiếm trác tuyệt, chém trúng vào chân và bụng con hổ. Nhát kiếm trúng vào bụng con hổ khá sâu, máu chảy ra ồ ạt. Con hổ bị thương nặng nên quay đầu chạy trốn vào rừng.

Lúc này Quang Diệu mới nhìn rõ, người tấn công con hổ là một nữ tử xinh đẹp, nàng ấy là Bùi Thị Xuân. Xuân thấy cả người tráng sĩ đầy máu thì vội dùng vải băng bó vết thương cho vị tráng sĩ. Quang Diệu lúc này mới thả lỏng người, luôn miệng cảm tạ Xuân đã cứu mạng. Trong lúc Xuân băng bó vết thương cho mình Diệu len lén nhìn nàng, thấy nàng ấy dường như lớn hơn mình vài tuổi, gương mặt thanh tú, mắt sáng môi đỏ, mùi hương từ người nàng tỏa ra rất dễ chịu, làm cho Quang Diệu ngây ngất quên cả đớn đau. Còn Xuân thấy sự dũng mãnh và đường đao điêu luyện của Diệu cũng thầm cảm phục, nếu chàng ấy không đánh con hổ bị thương thì nàng cũng khó có thể đánh đuổi được nó.

Trong lúc Quang Diệu đánh nhau với con hổ thì Xuân đang cùng các đồ đệ mình đi săn ngang qua vùng này. Nghe tiếng hổ gầm và tiếng quát của người nào đó nên nàng cùng các đồ đệ của mình đến ứng cứu. May mắn là kịp thời cứu được tính mạng của vị tráng sĩ này. Xuân cùng các đồ đệ đỡ Diệu lên lưng ngựa cùng nhau trở về nhà nàng để dưỡng thương.

Trong thời gian dưỡng thương này Xuân đã tận tâm chăm sóc cho Quang Diệu. Nàng là người cứng cỏi, các trai làng có ý với nàng nhưng đều kiêng dè, không dám trêu ghẹo hay tỏ ý. Quang Diệu được nàng chăm sóc thì vô cùng cảm động, trong lòng đã thầm yêu thích nàng nhưng không dám nói. Những tiểu muội thân thiết của Xuân khi thấy đại tỷ mình có sự thay đổi, tính tình nhu mì hơn, trang điểm nhẹ, mặc váy đẹp thì ra sức trêu chọc. Xuân nghe chỉ ngượng ngùng bỏ đi chứ không trách mắng gì các nàng.

Thương thế dần khỏi thì Quang Diệu nói với Xuân về dự định của mình.

Khi nghe thấy Quang Diệu đang muốn đi đến Kiên Mỹ thì Xuân nói:
''Ta cũng có dự định đến Kiên Mỹ gặp thủ lĩnh Nhạc. Lần trước có phu nhân ngài ấy đến đây, ta hẹn khi thu xếp việc ở đây ổn thỏa sẽ đến nhà bái phỏng''.

Diệu nghe thế thì cả mừng thầm nghĩ: [Nếu như có Xuân đi cùng thì quá tốt, thật lòng ta cũng cũng không muốn rời đi].

Vậy là cả hai cùng nhau thu xếp hành trang lên đường tìm đến Nguyễn Nhạc.
Khi Nhạc gặp được Xuân cùng Quang Diệu thì tiếp đón vô cùng nồng hậu, xem cả hai là thượng khách. Nhạc bài tỏ ý của mình về việc chiêu mộ tráng sĩ, tập hợp nghĩa quân, nay công tác chuẩn bị đang còn nhiều khó khăn. Giai đoạn chuẩn bị này đang cầu người tài về cùng nhau dựng nghiệp lớn, cứu dân ra khỏi chốn lầm than.
Qua một phen trò chuyện, cả 2 người đều rất cảm phục Nhạc, nguyện sẽ về dưới trướng cùng nhau tụ nghĩa. Nhạc có ý kết bái huynh đệ, cả hai cả mừng tôn Nhạc làm huynh trưởng. Quan sát thấy Xuân và Diệu có tình ý với nhau, cả hai tình trong như đã, mặt ngoài còn e, Nhạc liền lấy danh nghĩa huynh trưởng tác hợp cho đệ và muội, hẹn ngày lành tháng tốt thành hôn. Cả hai cũng không có ý kiến gì, đều vui mừng đồng ý.

Nguyễn Nhạc đến nhà Thung để thuyết phục Thung theo mình tụ nghĩa. Hậu cần rất quan trọng nếu như không đủ lương thực của cải thì dù có đông người theo cũng sẽ nhanh chống tan rã.Nhà Thung là một đại phú hào trong giới thương nhân, nếu như Thung có thể tham gia thì hậu cần lại thêm phần vững chắc. Lần trước Nhạc đã một lần ngõ ý cùng Thung nhưng Thung chưa đồng ý ngay mà nói cần thời gian suy nghĩ, dù sao việc này cũng là việc lớn, sẽ liên lụy người nhà.

Thấy Nhạc đến Thung ra đón và mời Nhạc vào nhà, sau khi gia nhân đều đi nơi khác hết Nhạc mới lên tiếng:
Việc lần trước ta nói với huynh, huynh đã suy nghĩ kỹ chưa.
Thung nói:
''Quả thật việc này vô cùng hệ trọng, liên lụy cả gia tộc. Ta cũng đang rất đau đầu''.

Nhạc nói:
''Chúng ta cùng chung một thầy, thầy cũng là người có tấm lòng yêu nước thương dân, nay dân chúng đang rơi vào cảnh lầm than, người chết đói ngoài đường đầy rẫy, nhà không có tiền để đóng các khoản phụ thu, phí này phí nọ đến phải bán vợ đợ con. Huynh cũng là người đọc sách, nếu chỉ biết nghĩ cho bản thân mình thì liệu huynh có thấy cắn rứt lương tâm? ''

Sau một hồi thuyết phục thì Thung cũng có vẻ đã lung lay.
Thung nói:
''Huynh cho ta thêm một ngày, ngày mai ta sẽ đến nhà huynh bái phỏng và có câu trả lời cho huynh''.

Sáng hôm sau Thung cùng một người bạn đến nhà của Nhạc.
Nghe gia nhân báo có Nguyễn Thung tới nhà thì Nhạc vội vội vàng chạy ra tiếp đón, vẻ mặt tươi cười nhưng vẫn cố giấu đi sự lo lắng trong lòng.
Nhạc mời hai người vào nhà, trà bánh trên bàn đã được chuẩn bị sẵn.
Thung nói:
''Vị này là bằng hữu của ta, đều là thương nhân làm ăn với nhau đã nhiều năm, tên là Huyền Khê. Hôm qua ta có cùng Huyền huynh đây bàn bạc và cùng thống nhất sẽ theo Nhạc thống lĩnh''.

Nhạc vui mừng nói:
''Ta thay mặt huynh đệ, lê dân bá tánh cảm tạ hai vị, Nhạc chắp tay vái tạ ''

Hai người thấy vậy liền đỡ lấy Nhạc và nói:
''Nhạc thống lĩnh làm vậy, hai ta không nhận nổi đại lễ này''.

Nhạc trịnh trọng mời cả hai ra ngoài đình thủy tạ để cùng nhau dùng tiệc.

Về phía Lân, hôm nay Lân mang cần câu ra suối để câu cá, trong thời hiện đại hắn ta cũng có thói quen này, những khi làm xong một đợt khối lượng căng thẳng hay quyết toán công trình hắn ta vẫn thường lấy cần đi câu cá. Dựa theo những gì hắn biết thì sau khi Nhạc thành công lôi kéo các thế lực đồng bào dân tộc thì triều đình bắt đầu nghi ngờ và điều tra Nhạc, dẫn đến việc khởi nghĩa sớm. Nếu như không có sự chuẩn bị thì giai đoạn đầu này thật sự bất lợi. Lân nhẩm tính một số việc cần làm ngay để chuẩn bị.
Tới gần trưa thì Lân về nhà, sau khi ăn xong Lân đến gặp Phi Yến.
''Ta cần muội làm giúp ta việc này''.

Phi Yến đáp:
''Huynh cứ phân phó!''

''Ta cần muội đi đến nhà Tứ thúc bàn về việc thu mua một lượng lớn sắt từ mỏ, ta cần Tứ thúc đúc ra một lượng lớn thanh thép dài, về kích thước cũng như quy cách ta có ghi trong giấy này. Việc này không được làm rầm rộ mà bí mật làm, cẩn thận tai mắt của người triều đình. Ta sẽ cho người đào hầm để trữ lượng sắt cần làm. Chi phí để thu mua ta sẽ đưa trước cho Tứ thúc, nếu Tứ thúc tập hợp được thêm thợ rèn, thợ luyện kim thì càng tốt''.

Sau đó Lân đến khu sản xuất xi măng dặn dò lại cho Đen cùng lão Tuyền việc tăng cường sản xuất thêm một lượng lớn bột xám ngoài các đơn đặt hàng. Ở thượng nguồn sông Côn có một dãy núi, hướng về phía tây nam có một hang động, ngoài hang nhìn rất nhỏ, nhưng trong hang tương đối rộng, mỗi lần chuyên chở bột xám đi thì chuyển dần vào hang động đó, làm một cái cửa khóa lại cẩn thận, lấy cây cối che lại. Mọi người đi phải nhớ cẩn thận, làm việc này xong ta sẽ trọng thưởng. Người chuyển hàng nên chọn người đáng tin cậy.

Xong việc Nhạc sang nhà Long để xem Long đã luyện bí pháp võ công mình đưa như thế nào rồi.
Lân đến nhà thì không thấy Long đâu. Lân thầm nghĩ: Không lẽ cái tên tiểu tử này đã đi qua chỗ làm nhà ở làng trên. Định quay về thì nghe một tiếng ầm ở sân sau, Lân chạy nhanh qua đó xem là việc gì. Đến nơi Lân thấy Long đang cởi trần, người đầy mồ hôi, cạnh bên là một tảng đá to đã lún xuống đất quá nửa.
Lân vội hỏi:
''Là ngươi vừa quăng tảng đá này à''.

Long quay người lại và nói:
''Đúng vậy, bộ tâm pháp luyện lực tay mà ngươi đưa cho ta quả nhiên bất phàm. Cánh tay của ta bây giờ cứng như sắt, lực đạo có thể nâng được đá nặng vài trăm cân.
Lân nghe thì cả kinh, không ngờ bộ ấy lại phù hợp với Long. Trong thời gian này Lân chỉ luyện bộ Càn Dương Cổ Kinh, tiến triển cũng rất nhanh, Lân có thể múa giáo cả ngày mà không thấy mệt mỏi. Còn bộ tâm pháp nội công luyện lực tay thì Lân chưa luyện tới nên không biết hiệu quả ra sao''.

Thấy Lân đứng ngây ra Long nói tiếp:
''Trong quãng thời gian này ta có đi thách đấu cùng một số huynh đệ trong lớp, không ai có thể địch nổi. Tất cả đều thán phục kình lực tay của ta. Mọi người còn đặt cho ta một biệt hiệu là: Thiết tý Đặng. Quả thật ta phải cảm tạ ngươi. Duy chỉ một người ta không thể đánh bại được, dù hơn về kình lực nhưng tinh diệu thì ta không thể sánh bằng''.

''Đi … đi uống với ta mấy ly, haha!''

Cứ vậy Lân chưa nói được gì thêm đã bị Long lôi đi.
Long lấy ra thịt khô cùng với 2 bình rượu.
Lúc này Lân mới hỏi:
''Lúc nãy ngươi có nói là không thắng được một người, người đó là ai''

Long đáp:
''Chính là tên tiểu tử Võ Văn Dũng, đường đao của hắn quả thật tinh diệu vô cùng, ta nghe hắn nói thì đó là bộ Lôi Long đao pháp, là đao pháp do hắn tự sáng tạo gần đây''.

Lân nghĩ:
''Trong lịch sử thì đúng là Võ Văn Dũng là người đứng đầu trong thất hổ, bộ đao pháp Lôi Long cũng có truyền lại đến tận thời hiện đại, nghĩ tới đây Lân lên tiếng
Nghe ngươi nói quả thật ta cũng muốn đi xem để mở mang tầm mắt''.

Long cười nói:
''Haha ngươi cứ đến thử rồi sẽ biết, ta đảm bảo ngươi sẽ bị đánh cho cong đuôi mà chạy''.

Tạm gác chuyện này qua một bên, Lân bàn với Long về chuyện tìm thợ rèn để sản xuất thêm sắt.
Long trầm ngâm một lúc rồi nói:
''Nghề tổ truyền của nhà ta là rèn sắt, do sau này lưu lạc về đây, làm nghề cũng không đủ sống nên không có làm nữa, nhưng nếu nói kỹ thuật thì ta biết rất nhiều''.

Lân gõ vô đầu Long cái cóc rồi nói:
''Cái tên chết bầm, ngươi giấu ta lâu đến vậy à, sao trước giờ không nghe ngươi nói. Làm xây dựng việc thiếu sắt ngươi cũng biết, vậy mà biết rèn lại không nói với ta, ta phải đánh cho người một trận mới được''.

Long xoa xoa đầu nói:
''Thì trước giờ ngươi cũng có hỏi ta đâu''.

Lân càng tức:
''Cần ta phải hỏi à, mà thôi bỏ qua đi, bây giờ ta đang cần sản xuất ra thêm nhiều sắt dài, nếu người đã biết thì quá tốt, từ mai tiến hành tuyển người mở lò rèn. Ngươi sẽ chịu trách nhiệm dạy người làm rèn ra các loại sắt''.

Long nghe vậy thì nói:
''Sao lại gấp đến vậy''.

Lân giơ tay muốn gõ lên đầu cái tên này lần nữa thì Long vội xua tay
''Được được, mai thì mai cứ theo như ý ngươi''.

Cả hai cùng uống say rồi lăn ra ngủ.



Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại