Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 12: Kể chuyện phong thủy



Thầy Hiến kể:
''Cao Biền dưới thời vua Đường được cử làm chức tiết độ sứ Giao Châu (tên nước ta lúc bấy giờ) khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, khi gặp long mạch trấn yểm bằng cách mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc quần áo vào rồi đặt ngồi trên ngai, tế bằng trâu bò. Cao Biền đã dùng thuật này để yểm nhiều nơi, đánh lừa nhiều vị thần tiên, hễ thấy thần linh hiện ra nhận lễ thì vung kiếm mà chém đầu, đào hào chôn kim khí để trừ long mạch. Cao Biền có lần đến núi Tản (còn gọi là núi Ba Vì), định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi''.

Nghe đến đây thì Hồ Nhạc hỏi thầy:
''Thưa sư phụ, Cao Biền đã phá đi nhiều Long mạch của nước ta như vậy nước ta có cách nào để nối lại Long mạch không. Nhân tài về phong thủy của nước ta đâu thua gì đất Bắc''.

Thầy Hiến nhẹ gật đầu nói:
''Đúng là ở nước ta các bậc kỳ nhân dị sĩ không thiếu, Long mạch cũng đã được các vị ấy khôi phục lại. Ta sẽ kể tiếp cho các trò rõ''

Ngay từ trước khi Cao Biền nhận lệnh trấn yểm nước Nam thì năm 808, thiền sư Định Không trước khi viên tịch đã cho gọi người kế tục mình là Thông Thiện đến dặn dò rằng:
''Ta muốn mở rộng làng xóm nhưng e nửa chừng gặp tai họa. Chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn''.

Cao Biền sang nước ta vào năm 864, như vậy trước đó 54 năm thì thiền sư Định Không đã tính ra được có người ở đất khác đến phá hoại.
Sau này, thiền sư Thông Thiện gặp một đệ tử rất thông minh là Đinh La Quý.Nhớ lời thầy dặn đây là người kế tục mình nên ông đã truyền thụ hết các sở học cho đệ tử.
La Quý là người rất thông tuệ, là người đã nối lại long mạch cho làng Cổ Pháp. Khi tròn 85 tuổi, biết mình sắp mất, ngài La Quý đã gọi đệ tử chân truyền của mình là Thiền Ông đến nói:
''Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch. Dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng Đế vương nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì nối lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật''
.
Thiền sư La Quý còn cẩn thận dặn dò Thiền Ông rằng:
''Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy''.

Ngài La Quý có làm một bài thơ tiên đoán như sau:
''Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn Châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh''

(Dịch là: Đại sơn đầu rồng ngẩn
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên)

Ở câu thứ 3 "thập bát tử'' tức chữ thập, chữ bát, chữ tử tạo thành chữ Lý, ý chỉ vị vua sau này mang họ Lý. Hai câu sau nói ra vị vua này lên ngôi vào tháng chuột (tháng 11) năm gà (tức năm Dậu 1009). Quả đúng như lời tiên đoán của La Quý, vị vua mang họ Lý lên ngôi vua vào tháng 11 năm 1009 chính là vua Lý Thái Tổ.
Đến năm Nhâm Tuất (1442, thời vua Lê Thánh Tông) nước ta sinh ra một bậc “thánh địa lý”. Ngài là Vũ Đức Huyền, sống ở là Tả Ao nên còn gọi là Tả Ao tiên sinh. Về phương diện phong thủy ngài được xem là nhà phong thủy kiệt xuất. Tả Ao tiên sinh có truyền lại cho hậu nhân những bộ sách quý về phong thủy như: Tả Ao chân truyền di thư, Tả Ao chân truyền tập, Tả Ao chân truyền địa lý, Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng, Tả Ao tiên sinh địa lý, Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục.

Nhắc đến Tả Ao, trong đầu Lân lại mơ hồ nhớ đến một người, đó là Trần Huy Đống. Người này là cháu của Tả Ao tiên sinh, rất tinh thông về phong thủy. Nếu như tìm gặp người này sớm hơn thì vận mệnh của Nguyễn Huệ sẽ không bị đứt đoạn giữa chừng.

Kể đến đây thấy trời cũng đã trưa nên thầy Hiến kết thúc buổi học cho các học trò ra về.
Hồ Nhạc thì ở lại theo thầy đi ra sân sau. Hồ Nhạc đi đun nước pha trà để 2 thầy trò cùng nói chuyện.
Thầy Hiến nhẹ giọng nói:
''Con ngồi đi ''

Nhạc đáp:
''Vâng thưa sư phụ. Không biết hôm nay sư phụ gọi con ở lại có gì dạy bảo''.

Thầy Hiến thong thả nhấp một ngụm trà rồi chậm rãi nói:
''Con nghĩ thế nào về toàn cục giang sơn lúc này?''

Nhạc đáp:
''Theo con nhận thấy thì dân đang sống trong cảnh lầm than, sưu cao thuế nặng. Nhà nhà đều phải còng lưng ra làm việc nhưng vẫn không đủ để nộp thuế, trẻ nhỏ không biết tới mùi thịt, người chết đói vẫn hay thường gặp. Quan lại thì tham ô, vơ vét sao cho đầy túi, triều đình rối ren, vua chỉ như con rối làm cho triều đình hủ bại. Tên cẩu quan Trương Phúc Loan một tay che trời, tham lam vô độ, tội ác không thua gì Tần Cối''.

Thầy Hiến gật gù:
''Uhm, chính là như vậy. Quyền thần Trương Phúc Loan tội đáng chém muôn lần. Loan hãm hại Chúa Hưng Tổ (chúa Nguyễn Phúc Luân – cha Nguyễn Ánh) chết trong ngục tối, đưa Định Vương (Nguyễn Phúc Thuần) lên ngôi chúa khi chỉ mới 12 tuổi để dễ bề khống chế. Hắn còn ngạo mạn ép Định Vương phong cho mình là Quốc phó.
Ta nhìn con biết là người mang chí lớn. Thời thế tạo anh hùng, nếu không có thời thế thì anh hùng tạo thời thế. Trước kia các cuộc khởi nghĩa nổi dậy rất nhiều, nhưng đều thất bại, ấy là do danh không chính, ngôn không thuận. Ngày nay nếu lấy Hoàng Tôn Dương là Y Đức Hầu (Nguyễn Phúc Dương) làm hiệu phò tá, chống lại quyền thần Trương Phúc Loan thì nghĩa sĩ, hiền tài ắt sẽ theo. Nhà con vốn họ Hồ nhưng để dựng nghiệp thì phải đổi sang họ Nguyễn để có danh nghĩa lập công. Con về nói lại cùng gia phụ, ngày mai ta sẽ đến lập đàn bái tế đổi họ cho nhà con và thay tên cho trò Thơm''.

Nhạc đáp:
''Vâng thưa sư phụ, con sẽ về báo lại cho phụ thân''.

Ngày hôm sau thầy Hiến đến nhà của Nhạc, ông Hồ Phi Phúc ra tận cửa để đón thầy.
Ông Phúc nói:
''Hôm qua nhi tử có báo qua việc mà thầy nói. Mỗ đây tuyệt đối tin vào thầy, thế nên mọi việc cứ như ý thầy là được''.

Thầy Hiến đáp lời:
''Quả thật cảm tạ Phúc huynh đã tin tưởng. Bây giờ cũng sắp tới giờ lành, nhờ Phúc huynh dẫn lối''.

Thầy Hiến quan sát địa thế sau đó chọn nơi lập bàn thờ, đốt nhan khấn xong thì mời gia chủ là ông Phúc đến thắp nhang, tiếp đến là vợ ông Phúc, sau là Nhạc, Thơm, Lữ. Thầy viết một bài văn tế trời, đất, thần linh rồi đốt đi. Riêng về Thơm thì không những đổi họ mà còn đổi luôn tên, Thơm đổi thành Huệ. (Bắt đầu từ đây mình sẽ gọi Hồ Nhạc, Hồ Thơm, Hồ Lữ thành Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ).

Sau khi đã đổi họ cho nhà ông Hồ Phi Phúc xong thầy Hiến gọi ba trò Nhạc, Huệ, Lữ sang đình thủy tạ ở hậu viên.
Thầy Hiến nói:
''Nhạc con chiêu mộ các nghĩa sĩ gần đây ta có nghe nói đến, nhưng lúc này thời cơ thật sự chưa đến, con phải kiên nhẫn thêm một thời gian. Việc hậu cần là rất quan trọng, nếu như không có của cải, lương thực thì khó lòng mà lớn mạnh được. Ta sẽ giao lại cho con 3 túi nhỏ này, chỉ khi nào con thật nguy nan thì mới được mở ra xem. Ta nhiều lần dựng quẻ, nhìn sao trời mà tính toán ra, nên những gì trong đây cũng thuộc về thiên cơ, nếu con mở ra sớm thì nó sẽ không còn tác dụng nữa. Còn riêng về Huệ và Lữ thì tuổi vẫn chưa đủ để cùng con mưu toan mọi việc, bây giờ việc học vẫn là quan trọng nhất''.

Thầy Hiến gọi Huệ tới gần và nói:
''Trong số các học trò thì con là người mà ta tâm đắc nhất, rất thông tuệ. Huệ con vừa có khiếu về võ học, lại có trí của một bậc hiền nhân. Nay ta sẽ nhận con làm đệ tử chân truyền, sở học một đời của ta sẽ truyền dạy lại cho con''.

Nguyễn Huệ nghe thế thì vội quỳ xuống vái lạy thầy:
''Đệ tử sẽ không phụ sự kỳ vọng của sư phụ''.

Lúc này Nhạc đi vào trong nhà rồi mang ra một cái hộp gỗ.
Nguyễn Nhạc nói:
''Trong một lần con đi buôn trầu vùng thượng sông Côn có mua được một thanh bảo kiếm. Nay con xin dâng lên cho sư phụ''.

Nói rồi Nhạc mở hộp lấy ra một thanh kiếm dài sáng bóng.
Thầy hiến thấy thanh kiếm thì cả kinh, vội nói:
''Đây là thần khí, hàn quang nó tỏa ra quả thật kinh người, thanh kiếm này đã tắm qua không biết bao nhiêu máu tươi mới có thể phát ra được sát khí mạnh đến như vậy''.

Thầy Hiến nhận lấy thanh kiếm cẩn thận quan sát. Một lúc sau thầy nói:
''Thanh kiếm này có tên là Độc thần kiếm, ta nghe sư phụ ta kể về nó. Thời nhà Trần thanh kiếm này xuất hiện trong võ lâm gây nên một trận gió tanh mưa máu, trên thân kiếm chỉ khắc một chữ Độc. Không ngờ hôm nay con lại có được nó, thanh kiếm này sát khí quá nặng, ta tạm thời giữ lại để tiêu trừ bớt đi sát khí. Bây giờ dùng ngay e răng nguy hại cho con''.

Rồi Nhạc cất thanh kiếm vào trong hộp, sai người hầu mang sang nhà thầy.

Ít lâu sau Nguyễn Nhạc trong một lần đi buôn ghé ngang qua thôn Trường Định thì gặp 2 chị em và một ông lão đang mãi võ ở chợ. Cô chị tên Huệ rất đẹp, tính tình lại nhu mì, còn cô em tên Lan tuy còn nhỏ tuổi nhưng lại rất giỏi võ, thân pháp nhẹ nhàng như chim yến. Nhạc lân la làm quen, ngày nào cũng đến nhà bái phỏng. Ông lão là võ sư Trần Kim Hùng gia gia của 2 tỷ muội Huệ, Lan, thấy Nhạc là người trượng nghĩa lại biết chữ nghĩa, lễ phép, nên ông rất ưng. Nhạc cùng Huệ cũng tâm đồng ý hợp nên có muốn gả cháu mình cho Nhạc. Nhạc liền nhờ mai mối cùng gia phụ đến nhà để cưới Huệ về làm vợ.


Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại