Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 57: Chiếm thành Quy Nhơn



Phủ tổng đốc Quảng Tây, nhà Thanh.

Tuy nói là đợi nhưng ai có não đều biết nhà Thanh vốn muốn chiến tranh từ lâu. Hiện tại, quân lực tại Quảng Tây đã gần năm mươi vạn. Theo lý thì vốn có thể ngay làm tức tấn công Đại Việt. Tuy nhiên, do tin tức về thứ vũ khí khủng khiếp của quân Tây Sơn mà đại quân vẫn phải đợi. Ngoài ra, hai mươi vạn quân Triều Tiên cũng đang tập hợp rồi di chuyển về phía Nam để tham chiến theo lệnh của “Thiên triều”. Đó còn chưa kể tới số lượng khổng lồ quân Xiêm La và Nguyễn đang chuẩn bị giáp công cùng Đại Thanh.

Lúc này, Vương Bài đang tập hợp thương nhân cả nước ở phủ. Nên nhớ là địa vị thương nhân là thấp nhất trong bốn tầng lớp sĩ nông công thương. Việc được một đại quan mời tới là danh dự chưa từng có. Hơn nữa, theo những gì họ nghe ngóng được thì đây đúng là cơ hội.

- Các vị đều là thương nhân nổi tiếng của Đại Thanh ta. Lão phu muốn cung cấp một mối làm ăn lớn cho mọi người. – Lão nói. – Mối làm ăn này không đóng quan thuế, chỉ lời không lỗ.

- Hay!

Cả đám thương nhân hô lớn.

- Các vị khoan mừng mà nghe lời lão phu nói trước. Để có được việc làm ăn này không đơn giản. Lão phu có ba điều kiện.

- Không biết đó là điều kiện gì?

Một tay thương nhân hỏi.

- Phạm thương hội nhận mối làm ăn này, phải chấp nhận quân lệnh của lão phu, phải chấp nhận mật thám của lão phu. Đám mật thám này không ăn uống hay dùng một đồng của các vị nhưng sẽ làm việc với danh nghĩa của các vị.

Cả đám xôn xao. Chuyện này nếu làm không khéo thì mất mạng như chơi.

- Không biết đó là việc làm ăn gì?

Một người lanh lợi hỏi.

- Giao Chỉ hay như còn gọi là Đại Việt, như cách chúng tự xưng.

Vương Bài lên tiếng.

- Ý của ngài là…

- Một, tới An Nam mua hết tất cả mọi thứ cần mua cho ta, nhất là lương thực, đồng sắt và muối. Tìm cách đẩy giá chúng tại Giao Châu lên cao đỉnh điểm. Đem chúng tới Quảng Tây, ta sẽ mua lại với giá hàng thượng đẳng. Lời không?

- Lời!

Cả đám nói.

- Hai, ta muốn các vị mua người.

Tên họ Vương lên tiếng.

- Khởi tấu đại nhân, Đại Việt không có buôn bán nô lệ.

Một tên thương nhân lên tiếng.

- Không thể làm hợp pháp thì làm bất hợp pháp. Tìm cách bắt cóc một số lượng lớn nhân khẩu, nhất là phụ nữ vùng biên về đây cho ta. Dĩ nhiên, tìm phụ nữ xinh đẹp một chút!

Tên này nói.

- Sau đó thì sau…

- Còn sau nữa. Dĩ nhiên là bán lại rồi. Sẽ có người mua thua. – Tên này nói. – Giao Chỉ là bọn man di hiếu chiến. Bọn chúng phải biến mất thì thiên hạ mới thái bình!

- Hay!

Cả đám lên tiếng.

…………………………..

Trong khi nhà Thanh đang chuẩn bị cho chiến tranh ở Quảng Tây thì lúc này, ở Qui Nhơn, Trần Quang Diệu đã nhận được chiếu chỉ của Cảnh Thịnh, đang cho họp các tướng để bàn kế sách. Một tháng qua Quân Tây Sơn đã tấn công thành nhưng do thành được xây dựng lại kiểu vauban, lại được trang bị các hỏa khí mới kiểu Pháp, tướng chỉ huy là Nguyễn Huỳnh Đức kiên trì cố thủ nên chưa chiếm được.

Nói về thành Vauban, nó là một kiểu thành đặc thù được thiết kế để chống pháo binh. Thật vậy, quân Tây Sơn bắn pháo liên tục mà vẫn không hề hấn gì. Nói cho đúng là thiệt hại không đủ để cho bộ binh xung phong. Thực tế, nếu Quang Toản cho khoảng mười ngày thì Trần Quang Hoàng hoàn toàn có thể chiếm được. Tuy nhiên, ba ngày thì đúng là quá gấp rút. Đạn dược tiêu hao còn chưa được bù đắp hoàn toàn.

- Không biết các tướng có kế hoạch gì?

Trần Quang Diệu hỏi.

- Tướng quân, ta nghĩ nên cho quân dùng bộc phá đánh sập thành như hoàng thượng lúc trước.

Người lên tiếng là Quang Bàn. Tuy là vương tử nhưng cũng là con nhà võ, khả năng chiến đấu không hề kém cạnh Quang Thùy.

- Chuyện này hơi khó. Quân địch cho lính giám sát liên tục. Quân ta không cách nào tiếp cận. Hơn nữa, nếu để thuốc súng kiểu mới rơi vào tay quân Nguyễn thì hậu quả không lường. Tuy bọn chúng chưa chắc chế được nhưng đám người Pháp thì lại là chuyện khác.

- Vậy thì nã pháo liên tục. Dù ưu thế hỏa lực áp đảo để san bằng thành trì.

Quang Bàn lại đề xuất.

- Vương gia có điều không biết. Pháo và đạn dược của chúng ta sẵn xuất hoàn toàn không theo quy trình thông thường, e là hầu cần khó đáp ứng việc phung phí đạn dược như vậy. Hơn nữa, triều đình đang cần tập trung quân lực ở phía Bắc trước nguy cơ xâm lược từ nhà Thanh.

Tuy bị phản bác hai lần nhưng Quang Bàn cũng chả giận gì. Tính cách người gia tộc Tây Sơn vẫn tương đối hào sản, hoàn toàn không vì chuyện nhỏ mà ghi hận trong lòng.

Đột nhiên, bên ngoài lính vào báo có người xin vào gặp, khi cho vào là một thanh niên vóc dáng nhanh nhẹn, người đó cúi chào các tướng và dâng mật thư cho Trần Quang Diệu. Đọc thư xong Diệu mừng nói với các tướng:

- Đúng là nhờ hồng phúc bệ hạ, tướng Đặng Văn Long gửi thư cho ta hẹn đêm mai sẽ làm nội ứng để cho ta vào thành.

Lại nói đến Đặng Văn Long, đó là một câu chuyện phức tạp.

Tương truyền theo dân gian, Nguyễn Huệ đã gặp ông trong một trường hợp đặc biệt.Anh em Tây Sơn chuẩn bị dấy binh, rất thiếu thốn về binh khí. Mà bọn quyền thần Trương Phúc Loan thì ra lệnh cấm các thợ rèn rèn gươm búa côn chùy… Chúng đề phòng các cuộc khởi nghĩa nổi dậy.

Nguyễn Huệ vất vả đi lùng thợ rèn để rước về Tây Sơn thượng đạo. Đến Đại An, gặp một người cao lớn dùng đoạn tre to gánh khoảng mười vuông lúa đi băng băng, Nguyễn Huệ thầm phục liền xuống ngựa hỏi thăm. Người nọ hứa sẽ dẫn đường đi tìm thợ rèn. Nguyễn Huệ ghé vai gánh giùm, nhún mình lên, đoạn tre gãy đôi. Tiện tay, Nguyễn Huệ nhổ một cây trắc bên đường thay đòn gánh. Người nọ quá kính phục sức khỏe phi thường ấy, quỳ xuống lạy. Người ấy không ai khác chính là Đặng Văn Long.

Nghe tiếng Nguyễn Huệ đã lâu, nay mới giáp mặt, Đặng Văn Long vui mừng khôn xiết. Ông mời Nguyễn Huệ về nhà, làm cơm thết đãi và tặng một thanh đại đao quý. Qua trò chuyện, biết tổ tiên ông mấy đời làm nghề rèn, Nguyễn Huệ mời Đặng Văn Long tụ nghĩa. Cảm phục tài đức Nguyễn Huệ, ông nhận lời giúp Tây Sơn. Nhờ có ông, nghĩa quân Tây Sơn được trang bị thêm nhiều vũ khí.

Sau khi quân Nguyễn chiếm thành Qui Nhơn năm 1801 thì được tin Phú Xuân thất thủ, Đặng Văn Long chán nản thoái chí đi ở ẩn. Gần đây nghe được tin thắng trận liên tiếp của quân Tây Sơn, biết sớm muộn có ngày quân Tây Sơn lấy lại thành Qui Nhơn lên tụ tập thủ hạ được vài chục người, tìm cách trà trộn vào trong thành.

Cứ như vậy, cuộc tấn công chuẩn bị bắt đầu.

Mặt trời dân dần lặn xuống, nhường chỗ cho bóng đêm. Thời tiết không trăng không sao, thích hợp để đột đột kích.

Đêm hôm nay, tại kho lương cai đội nhà Nguyễn đang cùng thủ hạ tuần tra, đột nhiên mấy bóng đen xuất hiện từ phía sau rất nhanh hạ sát toán đi tuần. Mọi thứ diễn ra quá nhanh nên đám này sau một lúc kháng cự thì đã biến thành xác chết. Sau đó, các bóng đen nổi lửa đốt kho lương, gặp thời tiết đang vào mùa khô nên bốc lửa rất nhanh.

- Cháy rồi! Mau dập lửa!

Đám lính canh gần đó chạy đến hò reo dập lửa. Nói ngu chứ quân lương mà cháy thì cái đầu của chúng cũng không giữ được.

Lúc này ở cửa Bắc thành Đặng Văn Long và thuộc hạ nhân lúc lính canh mải nhìn về phía đám cháy bất ngờ tấn công.

- Giết giặc Ánh!!!

Phải thừa nhận là sức mạnh của gã Long đúng là khủng khiếp. Một tên lính dùng giáo đâm lão nhưng người này tay không bẻ gãy mũi giáo rồi chém chết tên lính kia. Hai tên lính tính đánh lén ở phía sau cũng không thoát khỏi số phận.

- Bắn chết hắn cho ta!

Một tên bách phu trưởng nhanh trí cho quân lấy súng ra bắn. Dù vậy, Đặng Văn Long nhanh chóng né đòn. Đám thủ hạ lao tới, giết sạch toàn bộ đám lính cầm súng.

Cứ như vậy, tuy chỉ có hai mươi người nhưng tập kích bất ngờ nên phút chốc đã làm chủ thế trận,

Sau đó. nghe có báo động quân đi tuần gần đó chạy tới ứng cứu. Số lượng không nhỏ. Đa phần đều có trang bị súng kíp.

- Xin để thủ hạ chặn lại.

Thuộc hạ của Đặng Văn Long liều chết chặn ở cầu thang để Đặng Văn Long lên lầu mở cổng thành. Để tránh ưu thể hỏa lực, hắn cùng thủ hạ lao vào đánh giáp lá cà. Tuy sức mạnh hơn người nhưng khó chống lại nổi kẻ địch đông đảo.

Trong khi đó, tay họ Đặng nhanh chóng mở công thành, một việc mà phải cần một đám người mới làm nổi. Do luyện ngạch công nên Văn Long có thể nằm dưới đất, cánh tay đỡ được bánh xe nặng, giang hồ gọi ông là Thiết Tý Đặng (họ Đặng cánh tay sắt)... có sức khỏe nên một mình Đặng Văn Long quay cánh trục mở cổng thành bằng đá mà bình thường bốn tên lính khỏe mạnh mới làm được.

- Giết!!!

Quân Tây Sơn ở ngoài đợi sẵn tràn vào thành. Khi thành cổng mở thì làm tức xông vào. Dĩ nhiên, quân Nguyễn cũng cố gắng chống cự nhưng đối phương đã đánh vào trong, lại có ưu thế hỏa lực nên nhanh chóng đánh tan quân Nguyễn Ánh.

Trong khi đó ở tướng phủ của Huỳnh Đức cũng chấn động.

- Chuyện gì vậy!?

Tướng giữ thành là Nguyễn Huỳnh Đức vừa chợp mắt thì nghe bên ngoài có tiếng hò reo.

- Báo! Quân Tây Sơn chiếm thành rồi!

Một tên thủ hạ nói.

- Chết tiệt!

Hắn chửi thề. Vốn dĩ chỉ cần giữ vài ngày. Nhà Thanh đã định tiến công thêm lần nữa, Trần Quang Diệu sớm muộn gì cũng về Bắc thề mà lại ra cơ sự này. Thế đã mất, hắn vội vàng cùng tùy tùng mở đường máu chạy về phía thành Diên Khánh.

Sau khi vào được thành, gặp lại Đặng Văn Long, Trần Quang Diệu rất mừng vì quân Tây Sơn lại có thêm một dũng tướng. Sau khi thu xếp bàn giao ổn thỏa cho tướng quân Lý Văn Bưu và một vạn quân ở lại giữ thành Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng và Đặng Văn Long dẫn đại quân quay ra Trung Đô.