Lý Triều Loạn Thần Tặc Tử

Chương 294: Quốc Tử, Tuyển Cử, Phụng Nghị Lang.



Kinh thành, Hồng Phường lúc rạng sáng.

Các toà thanh lâu thanh lâu lúc này đều cửa đóng then cày, ngưng hoạt động, thế nhưng thi thoảng là vẫn thấy cánh cửa được mở hé, để cho vài tên khách làng chơi đêm qua đi ra.

Vài tay thư sinh công tử, đêm qua hẳn có chút quá chén, lúc này cả người cuống cuồng bước ra khỏi thanh lâu tửu viện, lúc ra đến còn dùng vạt áo len lén che đi khuôn mặt, nhìn ngang ngó dọc một vòng xem có gặp người quen không rồi mới từ từ tu chỉnh lại phục trang quan đái một lượt, sau thì bước vội rời đi.

Cái hình ảnh này tại Hồng Phường ban sáng cũng tự nhiên không còn lạ lẫm, nhìn nhiều thành quen, đến mức các gánh hàng rong ven đường còn có thể gọi tên vanh vách vị vừa đi ra là công tử nhà nào, phụ thân quan cư mấy phẩm.

Chỉ là hôm nay bọn hắn điệu bộ có chút vồn vã hơn bình thường, lúc ra tới đường lớn gặp gỡ người quen thì cũng chỉ kịp chắp tay qua loa lễ chào, sau một phen xấu hổ thì liền trực tiếp xưng huynh gọi đệ, nói vài câu đại loại như “thật trùng hợp, huynh đài cũng tại đây sao” rồi tất cả cũng nhanh chân hướng về phía nam kinh thành.

Chuyện trà dư tửu hậu, nhi nữ ân tình hay một đêm mặn nồng lúc này đều bị bọn hắn ném hết ra sau gáy, đến nỗi mặt mũi cô nương đêm qua cũng đã quên sạch, hiện tại đối với bọn hắn chỉ là một việc quan trọng đó chính là chạy nhanh đến học cung hết sức có thể, bình thường ngồi xe ngựa thì không sao, dùng này phải dùng đến đôi chân thì mới thấy Hoàng Thành thật rộng.

Lấy thời điểm hiện tại làm mốc thì khoảng hơn trăm năm trước, Thái Tổ Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư trở về Đại La đã cho xây dựng kinh thành, ban đầu phân ra làm hai phân khu riêng biệt.

Lớp thành thứ nhất gọi La Thành, tại khu vực phía Đông, vua cho xây thêm lớp thành thứ hai, gọi Hoàng Thành, được dùng làm nơi ở cho vua cũng như hoàng tộc, còn dân cư trong thành thì sống ở giữa hai lớp thành này.

Hoàng Thành Thăng Long có thể coi như là quần thể kiến trúc lớn nhất từng được xây dựng, thành hình chữ Nhật, chiều dài Nam Bắc khoảng 1000m, chiều rộng Đông Tây là hơn 900m, tổng diện tích là hơn 90ha.

Để dễ bề so sánh thì Tử Cấm Thành được xây ở Bắc Kinh 400 năm sau chỉ có diện tích là 72ha, hay như là Cố Cung thời Nguyễn được xây 800 năm sau đó diện tích chỉ vỏn vẹn 9,42ha thì liền có thể thấy Hoàng Thành thời kì này to lớn khủng bố đến như thế nào.

Mà ở phía Nam Hoàng Thành không xa là một quần thể kiến trúc khác, không đồ sộ bằng, thế nhưng không kém phần quan trọng, vì đây chính là nơi sản sinh ra các mầm mống tương lai của triều đình, không sai, chính là học cung được gọi bằng một cái tên quen thuộc - Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Ngay lúc này, phía bên ngoài Quốc Tử Giám, từ sáng sớm đã có thật đông học sinh sĩ tử tụ tập tại trước cổng, ngẩng đầu lên nhìn tòa cổng đá khắc ba chữ Văn Miếu Môn, lòng ai nấy đều có cho chút bồn chồn.

Bọn hắn đều không phải lần đầu tiên đến đây, trái lại đối với Thái Học Sinh thì thời gian tu học ở Quốc Tử Giám còn nhiều hơn ở nhà.

Chỉ là ngày hôm nay tương đối đặc biệt.

Từng giờ chờ đợi trôi qua, lòng kiên nhẫn của bọn hắn có chút hao mòn, nếu như không phải phía bên ngoài Quốc Tử Giám có quan quân trấn thủ thì hẳn đã có nhiều người xông vào bên trong thăm dò một phen.

Đám thanh niên sĩ tử đứng chờ chán thì bắt đầu túm năm tụm ba lại với nhau, châu đầu sôi nổi bàn luận, thỉnh thoảng vẫn không quên liếc mắt về phía cổng xem bên trong có động tĩnh gì không, tất cả đều đang chờ phía chư vị Tiến Sĩ, Tư Nghiệp phía bên trong gọi đến tên mình để có thể tiến vào phỏng vấn.

Tất nhiên không phải mấy trăm người đang đúng sở đâu đều sẽ được gọi, tất cả đều phụ thuộc vào bài thơ sát hạch kỳ trước, hai mươi danh ngạch đứng đầu sẽ được quyền bước vào vòng phỏng vấn.

Chỉ là điểm thi không có niêm yết, thế nên tất cả học sinh đều không biết trong hai mươi cái tên đó liệu là có mình hay không.

Đám Thái Học Sinh phân chia ra thành các nhóm nhỏ đứng xung quanh Hồ Giám, dựa vào giọng nói cũng như chỗ đứng của mỗi người thì liền có thể nhận tại bên trong đám Thái Học Sinh này là có phân ra hệ nhóm.

Cũng chẳng có gì lạ.

Tại một cái học cung, đặc biệt là loại đỉnh cấp như Quốc Tử Giám thì vấn đề gây phân hoá rõ ràng nhất không phải là giữa tiên sinh và học sinh, cũng không phải giữa giáo đường và học xá, mà chính là nằm ở những nhân tuyển tương lai sẽ đứng tại Triều Đường này.

Người tiến vào học cung chỉ có hai loại: một loại chính là vì cầu học mà đến, loại hai là vì cầu danh, mặc kệ là cầu học hay là cầu danh thì tuyệt đại đa số cuối cùng đều là cầu quan.

Triều đình quan lại ở giữa có phân tranh cũng không phải là chuyện ngày một ngày hai, có nhiều khi là đã kéo dài đến cả một vài thế hệ, mà hiện tại bên trong đám Thái Học Sinh cũng vì quan vị tương lại của bản thân mà chia rẽ.

Văn Miếu được Thánh Tông xây dựng từ 50 năm về trước, đầu tiên là dùng để thờ Khổng Tử, Chu Công cũng như Tứ Phối ( Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử), dùng làm nơi cúng tế các bậc hiện nho, ngoài ra là dùng để dạy dỗ các vị Hoàng Tử.

Sau này thì Nhân Tông Bệ Hạ cho xây Quốc Tử Giám bên cạnh, tạo thành một quần thể học cung, dùng để dạy được cho con vua của cùng con cháu các của bậc đại quan quyền quý, danh xưng Quốc Tử cũng chính là từ đây mà có.

Với cái mô hình Quân Vương Quý Tộc cầm quyền như Đại Việt, các Quốc Tử này đơn giản chính là những kẻ cầm quyền tương lai, thông qua Nhiệm Tử mà tập ấm, kế thừa Quan Vị của bậc cha chú.

Quan Vị mỗi người thì chỉ có một, thừa kế thường sẽ là trưởng tử, vậy các vị thứ tử của các đại quan viên phải làm thế nào?

Vì để giải vấn đề này, việc bổ sung quan lại còn có một cách khác thức khác gọi là Tuyển Cử, các nhân tuyển dưới sự sát hạch của Quốc Tử Giám cũng như các Văn Quan trong triều mà từ bên trong đó chọn ra các quan viên dự bị.

Những quan viên này gọi Phụng Nghị Lang.

Võ quan cũng có chức vụ Tương Tự, gọi Thừa Tín Lang.

Trong mỗi đợt Tuyển Cử, danh ngạch Phụng Nghị Lang là có hạn, sói nhiều thịt ít, đơn giản chính là thới khắc tranh đấu không khoan nhượng vì cơ hội không phải lúc nào cũng có, mà đợt Tuyển Cử kế tiếp chính là tại đầu Xuân năm sau.

Khi đám Thái Học Sinh bắt đầu từ bốn phía chạy tới, tụ tập mỗi lúc một đông đảo, nhân số đứng kín cả Giám Hồ, nhìn qua có chút lộn xộn, tiếng xì xầm bán tán mỗi lúc một lớn.

Vào chính lúc này, từ bên trong, tiếng bước chân dồn dập truyền ra bên ngoài khiến tiếng bàn tán đột ngột im bặt, tất cả đều giương mắt nhìn về phía cổng viện thì liền thấy quân lính tách sang hai bên, nhường lối cho hai tên Lễ Bộ Quan Viên từ trong Quốc Tử Giám bước ra.

Đám Thái Học Sinh vội vã dựng lên tinh thần, cả người ưỡn ngực đứng thẳng.

Một tên quan viên cầm đầu quét mắt qua đám người, sau thì nói băng giọng lạnh nhạt không chút xúc cảm:

- Ai là Nguyễn Dương?

Từ bên trong đám đông, một thiếu niên bạch y trẻ trung tuấn tú đang nhắm mắt dưỡng thần nãy giờ, hắn đứng hơi khuất tại một góc, khi nghe tay quan viên này gọi tên mình thì từ từ mở mắt, giơ tay lên đáp:

- Tiểu sinh tại!

Gã quan viên nhìn qua chỗ Nguyễn Dương, gật đầu một cái rồi nói:

- Đi theo chúng ta.

- Vâng.

Dưới ánh mắt hâm mộ cửa đám Thái Học Sinh xung quanh, Nguyễn Dương dáng vẻ bình bình tiến lên, mặt không biểu lớn chút cảm xúc, như thể việc bản thân bị gọi đầu tiên cũng không có gì lạ chút nào.

Nói đùa, hắn là ai?

Đường đường Nguyễn thị môn phiệt trưởng tử, danh ngạch Tuyển Cử lần này không phải hắn dẫn đầu thì có thể là ai?

Khi Nguyễn Dương bước tới chắp tay hành lẽ, gã quan viên còn lại cũng tiến về phía đám Thái Học Sinh trước mặt, hô lớn:

- Ai là Ngô Luân, bước ra khỏi hàng.

- Tới a! - Một giọng nam sinh lè nhè đáp lại.

Thiếu niên gọi Ngô Luân này bộ dạng có chút lôi thôi kệch cỡm, trường bào màu vàng nhạt lộn xộn, thậm trí quan đái của hắn cũng chẳng thèm đội, vừa đi vừa ngáp trông hết sức phản cảm.

Tên này lúc đi tới mùi rượu vẫn còn sực nức, ngoài ra vẫn còn mùi son phấn lưu lại quan thân khiến người xung quanh chứng kiến cũng không khỏi nhăn nhó mặt mày, Ngô Luân dường như chẳng để ý, y vẫn cười hềnh hệch, tiến nà về cho tên quan viên vừa gọi mình, nháy mắt một cái rồi nói:

- Quan viên đại nhân, ta tới rồi đây.

Gã lễ bộ quan đối với thái độ không đúng mực của tên này hoàn toàn làm ngơ, nói thật? nếu không phải hắn là trưởng tử Ngô Gia thì với cái hình tượng như này đã sớm bị người ta quăng xuống Giám Hồ cho tỉnh lại rồi.

Nguyễn Dương đối với Ngô Luân cũng không phản ứng, hoàn toàn coi tên này không tồn tại, bản thân Ngô Luân cũng không cho Nguyễn Dương sắc mặt tốt, khiêu khích cười một cái.

Hai người này bên trong Quốc Tử Giám năm nay chính là hai cái tên sáng giá nhất, chỉ là hình tượng có chút đối lập khác biệt, một bên là hào môn thế phiệt quý công tử, ôn tồn lễ độ, chuẩn hình tượng con nhà người ta.

Tên còn lại thì thuần khiết kinh thành hoa hoa công tử, chính là thuộc cái loại cha mẹ ở nhà khi nhắc đến sẽ luôn lấy ra làm một hình tượng xấu để răn đe con cái.

Sau khi hai thanh niên được gọi tên đều tại, hai gã quan viên không gọi thêm ai nữa, cao giọng hô hoán đám học sĩ còn lại ổn định trật tự tiếp tục chờ đợi, bản thân thì dẫn Ngô, Nguyễn hai người tiến vào bên trong Quốc Tử Giám.

Một đường đi thẳng qua hành lang xuyên qua Đại Trung Môn.

Đến đây là đã vào đến khu nội điện, bước chân của đám người lập tức thả chậm lại, gần như cố gắng đi không phát ra tiếng động, cái này cũng là thói quen của đám Thái Học Sinh tại đây, cũng chẳng có gì lạ lẫm, vì trước mặt bọn hắn là đã đến khu Bái Đường, ngay kế tiếp chính là Thượng Cung, là nơi thờ phụng Khổng Tử cùng Tứ Phối, đã bước đến nơi này thì đến cả Ngô Luân cũng không thể không giữ lễ nghĩa.

Cuối cùng khi đến được Thái Học Cung, hai gã quan viên dừng lại, quay đầu nhắc nhở hai tên thanh niên tu chỉnh lại một lượt, bản thân bọn hắn thì tiến tới trình báo.

Rất nhanh sau đó, cả hai người đều nhận được tiếng tuyên triệu từ bên trong vọng ra.

Cả Ngô Luân lẫn Nguyễn Dương đều khẽ liếc nhau một chút, ưỡn thẳng ngực là tiến vào tên trong Học Cung.

Lúc này phía bên trong đã có một đám người ngồi đợi sẵn, phân ra làm ba ban riêng biệt, bao gồm: trái, phải cùng trung tâm.

Tại đó, bên phải là những Tư Nghiệp Đại Học Sĩ, hằng ngày Nguyễn Dương đều gặp nên không có gì lạ lẫm, đám người bên trái hắn cũng gặp qua vài vị, đều là người có quan vị trong triều, không phải Thư Gia thì cũng là Viên Ngoại Lang.

Duy chỉ có vị trí trung tâm có ba người tọa hạ, bên trái là Quốc Tử Giám Đại Tế Tửu, Hàn Lâm Viện Đại Học Sĩ ngồi bên phải, người cuối cùng ngồi ở vị trí chủ tọa chẳng phải ai xa lạ, chính là Lễ Bộ Tả Thị Lang Lê Bá Ngọc.

“Là lão ta chủ tọa đợt Tuyển Cử lần này sao?”

Nguyễn Dương nhíu mày thầm nghĩ, trong lòng dần trở nên phức tạp.

Vị trí đó vốn phải là do Lễ Bộ Thượng Thư Mạc Hiển Tích ngồi, hiện tại Lê Bá Ngọc thế vào, làm môn sinh theo hầu Mạc Hiển Tích, Nguyễn Dương nội tâm đột nhiên có chút thấp thỏm.

Lê Bá Ngọc ngồi tại đó thì có phần chẳng mấy quan tâm, lão cười cười liếc mắt qua chỗ hai gã thanh niên trước mặt, một dạng hiền hòa bình thản nói:

- Hai người lần lượt giới thiệu đi.

Ngô Luân xông tới trước, chắp tay ngạo nghễ nói:

- Tiểu sinh Ngô Luân tự Bá Kiến, người tại Ngô thị, phủ Thiên Đức, tham vấn chư vị đại nhân.

Nguyễn Dương cũng thông thả bước lên một bước:

- Bái kiến chư vị tiên sinh, tiểu sinh Nguyễn Dương, tự Nghĩa Trường, người tại Diễn Châu Nguyễn Gia.

“Ồ!”

Lê Bá Ngọc hơi nhướn mày, sau thì mỉm cười không nói, từ cách giới thiệu lão đã thấy hai thanh niên này phong thái hoàn toàn khác biệt.

Họ Ngô quá mức trực tiếp, họ Nguyễn thì nền nã, nho nhã hơn.

Lão Lê khẽ gật đầu, chăm chăm nhìn về phía hai người một hồi rồi nói tiếp:

- Chúng ta bắt đầu phỏng vấn, ta hỏi, các ngươi đáp, nếu có gì thắc mắc thì tại chỗ báo lên, hiểu rõ rồi chứ?

- Dạ! Tiểu sinh hiểu! - Hai thanh niên đồng loạt chắp tay hô ứng.

- Vậy thì bắt đầu thôi!

Mọi người xung quanh cũng bắt đầu dựng nghiêng bút, chú mục vào hai thanh niên trước mặt, bắt đầu tiến hành phỏng vấn.

...

Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi