Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 374: Đại Hội Thể Dục Thể Thao




Lại nói rất nhiều người thắc mắc vì sao Bố Chính có thể khủng đến như vậy tạo thuyền, liệu có vô lý hay chăng.

Vậy là mọi người chưa hiểu đóng tàu gỗ công việc rồi.


Đóng tàu gỗ cay cú nhất là phần chuẩn bị nguyên liệu, chọn vật liệu, thứ chết tiệt này cực mất thời gian công sức.

Cong khi đã đầy đủ nguyên liệu thì hãy nhìn các thợ thủ công thơi hiện đại ở Phú Yên đóng tàu.

Họ cũng có dùng nhiều công nghệ hiện đại đâu, toàn là thủ công là chính, có ứng dụng hiện đại cũng là khoan điện, máy tời tời tay ép ván vào xương long cốt, cùng lắm có thêm hệ thống tời dây xích sắt để kéo những tấm gỗ nặng.

Thế mà với nhân công 5-7 người họ tầm 1 tháng rưỡi hai tháng là đóng hoàn thành tàu gỗ dài hai mươi mét.

Tất nhiên so sánh là khập khiễng, chiến hạm và tàu cá, tàu buôn nó khác nhau, đẳng cấp khác cho nên không thể dùng như vậy để so sánh.

Nhưng đấy chỉ là một số thông tin để các bạn hiểu đóng tàu tuy vất vả khó khăn nhưng không quá tốn time như bạn nghĩ. Khi đã có công nghệ phụ trợ full, có dây truyền đóng tầu hoàn chỉnh thì có thể sản xuất rất nhanh.

Nói về Bố Chính, phát triển nhất là công nghiệp luyện kim cùng công nghiệp nặng. Nhưng chúng phát triển với mục đích gì? Không ngoài đóng tàu cùng quân sự trang bị.

Ngô Khảo Ký đã định hướng Đại Việt là quốc gia hàng hải, Lý Từ Huy lại chuyên về hàng hải, cho nên hàng hải ở Bố Chính được đầu tư mạnh nhất, nhiều nhân lực tham gia vào ngành nghề này nhất.

Nói thẳng ra Bố Chính luôn phải nhập khẩu gạo, luôn lo lắng vấn đề an ninh lương thực vì nhân lực của họ bị hút hết và công nghiệp, tiểu công nghiêp cùng hàng hải.


Bố chính có 27 vạn dân các chủng tộc, tầm 15 vạn là người Việt, dĩ nhiên lúc này cướp được Hoan Châu cho nên dân số có tăng thêm tám vạn trong đó hai mươi hai vạn là người Việt mười hai vạn các chủng tộc khác.

Trừ đi một vạn người làm trong các ngành nghề nghiên cứu cùng viên chức quản lý thì còn lại toàn là công nhân, nông dân, thương nhân.

Tất nhiên phải trừ bớt sáu vạn người thuộc quân đội. ( thêm một vạn chưng binh ở Hoan Châu).

Thật thì sáu vạn này chỉ có 3 vạn chính thức là quân nhân chuyên nghiệp, ba vạn còn lại là dự bị quân, lúc không chiến sự sẽ trồng lúa làm nông nghiệp.
Cho nên lực lượng sản xuất của Bố Chính đó là 32 vạn người.

Nói thì kinh lắm nhưng phải trừ đi người già và trẻ nhỏ. Cho nên lực lượng sản xuất của Bố Chính là tầm 18 vạn, nam nữ trẻ khoẻ trừ đi 4 vạn quan chức, nghiên cứu gia, giáo viên quân đội . Cho nên sản suất người chỉ là 14 vạn nam nữ khoẻ mạnh. Trong đó nữ chiếm chín vạn nam chiếm năm vạn người.

Công nghiệp nặng luyện kim thích hợp cho nam giới cho nên 1 vạn rưỡi người sẽ ở nơi này . Đóng tàu phụ nữ có thể tham gia nhiều công đoạn cho nên có 2 vạn nam nữ tham gia. Các ngành nghề như dệ may, gốm sứ, nấu rươu, thuỷ tinh sản xuất, đường mạch nha, khai thác gỗ, luyện than đều có nam nữ tham gia. Cuối cùng lại cả Tân Bình lộ lớn như vậy còn không đến tám vạn người cày cấy.

Tất nhiên trong công việc đồng áng trẻ em người già cũng có thể phụ giúp. Nhưng nói như vậy để mọi người hiểu Bố Chính đi theo hướng công nghiệp và đầu tư hết người vào đây.

Quân đội thì chỉ có đúng 6 vạn không còn dự bị. Lúc này gần như cả 6 vạn đều bị điều động cả. Cũng may 8 ngàn thiên tử quân cùng người nhà của họ bị đuổi đến Bố Chính, đây là lực lượng quân sự hết sức cần kíp giúp Bố Chính lấp chỗ hổng lúc này.


Lại nói về hai vạn người vào công nghiệp đóng tàu là kinh khủng ra sao?


Hãy tử tượng tượng người đóng thuyền ở Phú Yên thời hiện đại có máy tời tay ép ván gỗ, người Bố Chính cũng có. Hiện đại thợ đóng thuyền có tời xích nâng gỗ nặng, bố chính cũng có mà còn là càng lớn. Khoan điện thì các anh Bố Chính chịu rồi, nhưng họ có người. Một nhóm thợ Phú Yên chỉ 5-7 người có thể đóng một thuyền gỗ 20m trong mộ tháng rưỡi hai tháng.

Nhưng một tổ hợp thợ của Bố Chính đón là trăm người đó. Trong hai tháng họ cũng có thể đóng một chiến hạm Carrack 25 m miễn là có đủ nguyên liệu cung cấp.

Đóng chiến hạm 50m siêu cấp mới cần ụ tàu ở Sông Ranh. Còn cỡ 25 m Carack chiến hạm thậm chí có thể đóng trên cạn sau đó đẩy lăn hạ thuỷ theo các lối thoải đã chuẩn bị sẵn.

Cho nên mới nói Carrack chiến hạm ở Bố Chính là hàng phổ thông nhưng ở những nơi khác đó là siêu cấp tài nguyên chiến tranh.


Vấn đề quan trọng nhất đó là nguyên liệu, đủ nguyên liệu Bố Chính có thể bùng nổ sản suất Carrack, ít nhất Bố Chính có 20 đội thợ đóng thuyền chuyên nghiệp đầy đủ trang thiết bị tối tân phụ trợ đóng thuyền. Hai tháng có thể cho ra 20 chiến hạm. Một năm có thể cho xuất xưởng 70-80 chiến hạm là bình thường ( cần trừ hao nghỉ ngơi, thời tiết mưa nắng).

Quanh đi quẩn lại vẫn là vấn đề nguyên liệu.

Thời này rừng rậm bạt ngàn, cây gỗ tốt nhiều không kể hết. Loại 50 mét siêu cấp có vẻ vẫn khó kiếm cho nên Bố Chính 6 năm chỉ có 5 cọ thuyền dạng này, nhưng gỗ 25-30 m thì lại không hiếm.

Có điều thời này khai thác thủ công là chính cho nên vấn đề khai thác gỗ là khó khăn.

Cũng may công nghiệp Bố Chính phát triển, rìu thép, lưỡi cưa thép là không thiếu, cho nên khai thác gỗ thuận tiện hơn nhiều.

Nhưng đốn hạ cây là một chuyện vận chuyển là việc khó khăn không kém, trước đây Bố Chính là khai thác gỗ hai bê rừng quanh sông Ranh sau đó đóng bè thả trôi về hạ lưu.

Bất quá sáu năm khai thác đám gỗ tốt hai bên bờ sông đã tàn lụi, họ phải đi sâu vào hơn đại ngàn khai thác. Cũng may Bố Chính còn có đủ mấy trăm voi để vận chuyển. Nhưng vấn đề nguyên liệu vẫn đáng suy nghĩ.

Tuy nhiên gần đây nguyên liệu gỗ đã có khởi sắc. Đám người Mường trong Hồ Kẻ Gỗ đã cúi đầu chịu mệnh.

Lý Từ Huy xây đập nước nhấn chìm không gian sống của họ. Đám người Mường mất đi làn bản, ruộng nương chạy lê núi cao hơn để sống, đã khổ không thể tả. Lúc này Hoan Châu bị chiếm, họ không thể liên lạc Dương gia xin viện trợ cho nên phải Đầu hàng Bố Chính, từ đây Bố Chính có thêm nguồn lực khai thác Gỗ ở nơi nhiều Gỗ tốt nhất Xứ này. Hồ Kẻ Gỗ từ đó có tên.

Người Mường khai thác gỗ thả xuống lòng Hồ chứa nước vận chuyển đến đập đổi lương thực, muối, nhu yếu phẩm. Do đó vấn đề nguyên liệu gỗ lúc này… không còn là vấy đề. Đó là Lý do Lý Thường Kiệt dám bán chiến hạm như đổ rác.

Gỗ nguyên liệu ở Bố Chính được sấy chứ không mất thời gian chờ phơi nắng khô. Hệ thống sấy đã có từ sáu năm trước và giờ càng hoàn thiện hơn.

Có đập nước, có máng nước, các nhà máy xẻ gỗ nguyên liệu lớn bé tấp nập mọc lên.

Đây là công đoạn mệt nhọc nhất trong ngành đóng tầu cùng phí nguyên liệu nhất trong ngành đóng tàu thời này lại được máy móc Bố Chính lo cả, từng ván gỗ đều tắp, chất lượng vận đi khắp nơi hai mươi cứ điểm đóng tàu.

Cho nên mới nói nền công nghiệp hàng hải của Bố Chính đã quá vượt trội thế giới này sau sáu năm phát triển rồi.


Thịnh hội quân đội ba miền tụ tập ở Thăng Long sẽ không tránh khối bì các bên.

Mỗi bên đều cử ra đại diện thi đấu các môn thể thao liên quan đến quân sĩ thường nhật rồi.

Có lẽ đại hội Thể Dục Thể Thao toàn cõi Đại Việt sẽ khởi nguồn từ đây.

Vậy là Ngô Khảo Ký vì tránh việc các nhánh quân lộn xộn va chạm nhau mà chính thức cho tổ chức thi đấu các môn giữa các nhánh quân.

Trong khi chở đợi các lão đại họp bàn chiến thuật thì đám quân sĩ được giao lưu học tập.

Đại hội có các môn, chạy nhanh các khoảng cách. 100 300 1000 m.


Ném lao, bắn cung , cưỡi ngựa, đấu vật, đấu kiếm, đua thuyền, đặc biệt lần này vì có tác chiến địa hình phức tạp nên có thêm môn leo núi. Là một tấm bảng gỗ siêu cấp lớn với những gá nóc đặt chân bám tay để leo lên.


Phần thưởng chiến thắng rất hậu, các nhanh quân đều điên cuồng cử người đi ra để chứng minh mình là nhất.


Chèo thuyền, bài danh nhất nhì đội đua Nghệ An, thứ ba Bố Chính.

Chạy thi, cái này nỗi nhánh quân mội vẻ nhưng Bố Chính vẫn không có huy chương vàng.

Ném lao Bố Chính về nhất nhưng người đoạt giải là Châu Âu binh khiến cho người Việt mất mặt.

Cử Tạ vẫn là Châu Âu Binh Bố Chính ăn huy chương cả vàng bạc đồng. Không hề công bằng.

Cưỡi ngựa Bố Chính Vàng bạc, Thiên Trường về ba. Cũng là không công bình, bịn sĩ Bố Chính tác chiến Liêu Đông học thuật cưỡi ngựa thảo nguyên lại mang về ngựa tốt, không thắng mới kỳ lạ.

Bắn cung Bố Chính thua, băn nỏ, toàn là Bố Chính được.

Leo núi quân Lý Hoằng Chân và Ngô Cẩm cạnh tranh khốc liệt vì cả hai đều có người Mường, Nùng , Tày trong quân, mẹ kiếp lũ này leo núi thoăn thoắt ngư khỉ, anh hùng Đại Việt Tộc lắc đầu lè lưỡi thua.

Mong đợi nhất là hai môn đấu kiếm cùng vật, hai môn tượng chưng tinh thần thượng võ của Việt Tộc.

Thôi khán giả bỏ qua xem hết đấu vật.

Mẹ kiếp đấu kiếm bị phá tan hoang vì Nhiếp Chính Vương giáp mão tham gia. Ai dám đánh hạ Nhiếp Chính Vương? Chán sống à, cho nên mấy màn đấu toàn là giả trang, kiếm thuật Lý Từ Huy chân truyền từ Lý Thường Kiệt rất không tồi, thân thủ linh hoạt, không biết lợi hại ra sao nhưng là không ai dám đánh thật.

Mụ mén thì không biết vẫn nghĩ mình thiên hạ vô địch cười ha ha nhận huy chương vàng lại còn thưởng tứ tán lung tung cho các đối thủ nằm sàn của mình.

Cả đám binh sĩ bên dưới tung hô ầm ầm nhưng đó là lệnh cấp trên ban xuống, không hô về quân doanh ăn trượng.

Có lẽ kịch tính hứng khởi nhất là đấu vật vì có Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký tham dự, còn có Lý Hoằng Chân Dực Vương tham gia. Bên cạnh đó không thiếu các hảo thủ thế gia võ thuật như Dương Thần, Hà Công Tiến.

Ngô Khảo Ký mang đến quân doanh ba cỗ siêu cấp đại pháo 240ly nói thẳng nhánh quân nào thắng hắn thì thưởng.

Đam thế gia đỏ mắt chơi thật, cử toàn cao thủ trong cao thủ lên đấu. Châu Âu binh thì chán nản, họ thắng lấy máu dùng à.

Thấy vậy Ngô Khảo Ký hạ lệnh nếu là Châu Âu binh thắng hắn thì thưởng 20 lượng vàng.

Ầm ầm uỳnh uỳnh mấy thằng khốn Châu Âu đấm ngực ầm ẩm xoa tay chuẩn bị làm thịt chính chủ tướng của bọn hắn.

Ký chỉ cười khẩy.