Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 342: Bàn về Quý Tộc Đại Việt





Cụ Lý Thường Kiệt gửi thơ chỉ hai từ giúp Lý Từ Huy tìm đường ra, không phải cụ không muốn nói nhiều hơn mà là không cần thiết phải hướng dẫn Từ Huy làm như thế nào.

Tướng ngoài biên ải phải tuỳ hoàn cảnh mà động, tuy cụ có thể cho ra sách lược cơ bản nhưng không can thiệp về chi tiết tránh trường hợp phán đoán của cụ làm ảnh hưởng và không đúng thực tiễn hiện trường.

Lý Từ Huy cay độc hơn cụ Lý tưởng tượng nhiều.

Ngày thứ hai sau khi nhận được tin của cụ Lý thì ả đã cho ra sắc lệnh của mình.

Chưng binh vẫn chưng nhưng là chưng phụ binh giúp Lý Từ Huy cần vương Thăng Long.

Tất nhiên việc chưng binh không có địa đầu xà như Lê Thị ủng hộ thì chưng được bao nhiêu người? Sắc lệnh triều đình xuống tới địa phương này nếu Lê thị không gật đầu đồng ý thì chắc cũng chỉ lần mò ra ngoài thành Ái Châu được vài chục dặm đường là cùng.

Kể cả Lý Từ Huy có quân đội trực tiếp quản nơi này nhưng nếu tự thân ả đi chưng binh chắc thời gian tiêu tốn phải mấy tháng trời cũng chưa hoàn thành.

Có vài vạn quân thì ngon sao? Nói thẳng hai mươi ngàn người đánh chiếm mấy thành trì dọc đồng bằng Sông Mã dư xài, nhưng có thể đến thừng thôn làng sau luỹ tre mà chưng binh thì đó là việc không thể.


Đầu tiên là ngươi không thông thạo địa hình, thứ hai người ở đây sẽ chống cự bỏ trốn v.v…

Thứ ba đó là vận chuyển , tập hợp người, trù bị lương thảo cho binh dân…

Chỉ nội những điểm này thôi nếu địa đầu xà như Lê thị không ra tay thì các vị Bố Chính quân chịu chết.


Đây chính là cơ cấu của Đại Việt, là hệ thống vốn có từ thời còn Bắc Thuộc tàn tích.

Thật ra nếu không có cơ cấu tự bảo vệ này thì hai ngàn năm bắc thuộc người Việt đã biến thành người Hán cả rồi, nhưng tinh thần dân tộc của người Việt đặc biệt mạnh, văn hoá bản sắc độc đáo của người Việt cũng đặc biệt cường cho nên từng cụm cứ điểm như Lê thị Ái Châu lúc này là một nơi bán phong bế về cả văn hoá và chính trị khiến cho việc Hán hoá người Việt rất khó tiến lên một bước.

Sĩ Nhiếp có cố gắng Hán hoá người Việt không? Tất nhiên ông ta có chứ, và trước ông Ta thì đám người Hán đứng đầu Tĩnh Hải Quân đều cố gắng làm điều này.

Sĩ dùng Nho giáo xâm nhập, bôi xoá chữ viết văn hoá của người Việt, bắt dùng Hán tự, học sinh thì chỉ được học sách thánh hiền Nho giáo v.v…

Ngàn năm đô hộ không phải bọn người phương Bắc không đạt được kết quả, nói chung một bộ phận người phương Nam bị nhuốm màu Nho gia đậm đặc, không thiếu giới anh tài Đại Việt đã đi theo con đường Thế gia – Nho học- Cử Liêm ( tiến cử liêm khiết) để tiến vào hệ thống triều đình phương bắc làm quan.

Ở Đại Việt với sự xâm nhập của Hán văn hoá đã hình thành nên một lớp quý tộc tuy số lượng ít so với dân số mấy triệu người nhưng lại thống trị toàn bộ văn hoá, chính trị, quân sự nơi này.

Nhưng cần nói rõ, đám quý tộc người Việt tuy bị ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Hán , ví như bọn họ trong tập tục nói chuyện thường dùng các kính ngữ, xưng hô từ những từ gốc hán đã bị Việt Hoá. Cách làm văn chương, thơ phú cũng rất ảnh hưởng từ phương Bắc. Nhưng có một điều đám này mãi mãi không thể nào bị Hán hoá hoàn toàn vì tinh thần dân tộc của họ cực cao.

Họ có thể viết Hán Tự, dùng Hán Việt tân ngữ để nói chuyện cùng nhau, họ có thể chi hồ chi dã đàm đạo thơ văn theo phong cách Hán nhưng đám này mãi mãi cai trị lãnh thổ của bản thân một cách bán phong bế khiến văn hoá Hán không bao giờ thâm nhập được đến các tầng lớp thấp trong xã hội.


Nghe có vẻ mâu thuẫn đúng không?

Một đám bị văn hoá người Hán ảnh hưởng nặng nề lại đứng ra ngăn chặn sự Hán hoá ảnh hưởng đến các tầng lớp thấp hơn trong xã hội?

Tất nhiên là không thể có chuyện vô lý như vậy, chí ít trước thời kỳ Lý gia đi lên trung ương tập quyền thì cơ chế phòng ngự hán hoá của mảnh đất này chỉ là bản năng, tự phát, và là cơ chế tự miễn của văn hoá Thuần Việt chống lại sự xâm lấn của nền văn hoá khác.

Vậy nhưng đừng khinh thường loại bản năng tự phòng vệ này của người Việt, nền Văn Hoá Đông Sơn kết hợp Sa Huỳnh đã tạo cho Việt tộc một bản sắc hết sức đặc biệt cùng cường đại. Ngàn năm bào mòn của văn hoá Hán phương bắc chẳng những không thể đánh gục văn hoá bản địa nơi này mà còn bị người Việt thuần hoá một phần trở thành sức mạnh của bản thân họ.

Nói như thế nào nhỉ, bán phong bế, những thị tộc , thân thuộc trong một khu sống với nhau theo lối văn hoá cũ cùng lề lối cũ của người Việt. Luỹ tre làng vừa là thành luỹ bảo vệ người dân Việt theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Vừa bảo vệ họ chống chọi giặc cướp chiến tranh, lại có thể bảo vệ họ trước sự xâm lấn Hán hoá.

Tất nhiên người Việt lại không phong bế hoàn hoàn, cũng không tiếp nhận hoàn toàn văn hoá Hán. Đám quý tộc tiếp nhận một phần văn hoá Hán thứ mà họ cảm thấy có lợi cho việc thống nhất phương nam, thứ họ cảm thấy có lợi cho việc cai trị lãnh địa.

Cho nên đám người tầng lớp quý tộc Việt là bị văn hoá Hán ảnh hưởng nặng nề nhất do có điều kiện tiếp xúc nhiều nhất với văn hoá Hán. Nhưng họ lại chỉ dùng bộ phận thứ văn hoá ngoại lai này mà họ cảm thấy có lợi cho việc cai trị lãnh thổ sau đó áp dụng cho con dân trong lãnh địa.

Vì lẽ quẩn quanh này mà ngàn năm cố gắng xâm lấn tư tưởng của người Hán chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ quý tộc Việt. Người Hán có nhiệm vụ truyền bá tư tưởng Hán hoá trên đất Giao Chỉ như Sĩ Nhiếp, Cao Biền v.v … đều nghĩ, nếu giới thống trị ở Giao Chỉ ( quý tộc Việt ) bị Hán hoá là đủ , người lãnh đạo bị Hán hoá thì dân đen rõ ràng cũng chịu ảnh hưởng như vậy đúng không?

Tất nhiên là Sĩ Nhiếp , Cao Biền có cái lý của họ… cũng không hẳn là sai lầm. Nhưng đám quý tộc Đại Việt học Văn Hoá Hán là học những đạo lý có thể trị quốc, an dân ,làm kinh tế, hay đấu tranh chính trị. Họ lại bỏ qua những thứ thuộc về thuần chất tư tưởng của người Hán. Vậy thì giới quý tộc Đại Việt đâu có bị Hán hoá hoàn toàn, họ chỉ là đang chọn lọc học những gì có lợi cho sự cai trị của họ mà thôi.

Điều này đặc điểm của giới quý tộc Đại Việt khác biệt hoàn toàn bách Việt các nhóm như Điền, Mân, Sơn Việt ở Lưỡng Quảng Vùng.

Điền, Mân, Sơn Việt khi bị văn hoá Hán xâm nhập có hai cách phản ứng, một là tự phong bế hoàn toàn, chui rúc trên rừng núi tạo nhành các bộ lạc cô lập không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ văn hoá Hán nào. Điển hình của đám này là người Mân, Choang… cách làm tiêu cực này khiến họ ngày càng lạc hậu và rời rạc như cát bụi, tuy không bị hán hoá một chút nào sau ngàn năm nhưng họ lại bị cô lập, tách biệt thế giới bên ngoài, không thể đoàn kết thành một khối và dĩ nhiên sẽ bị ăn tươi nuốt sống dần dần.

Nhóm thứ hai phản ứng vẫn là thái độ cực kỳ cực đoan, mở rộng môn hộ chấp nhận hoàn toàn Hán Hoá, đám này đại diện là Điền Việt, Sơn Việt … hai nhóm tích cực hán hoá từ thời Tam Quốc cuối Đông Hán. Bọn này thậm chí còn nổi danh thời này khi là những cánh quân nổi tiếng của Đông Ngô tham gia tranh bá thiên hạ. Lẽ dĩ nhiên đám này đã biến mất trong lịch sử từ rất sớm, không phải họ chết sạch mà họ bị Hán Hoá sạc, lúc này có hỏi thì bọn họ cũng chẳng biết tổ tiên mình là ai.

Đại Việt người nhánh Âu – Lạc thì chọn cách chung dung, lựa chọn bán phong bế, tầng lớp quý tộc lại chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Bắc để làm phong phú tầm hiểu biết của bản thân.

Cho nên Đại Việt không lạc hậu, lại cũng không bị hoàn toàn tan biến vào Hán Tộc. Đây làm một cuộc chiến về văn hoá dai dẳng cùng trường kỳ, kẻ thua đồng nghĩa diệt tộc. Rất may người Việt không phải là kẻ thua trong trận chiến này.

Đám quý tộc Đại Việt học được khá nhiều mánh khoé quản lý lãnh thổ, công nghệ chiến tranh, nghệ thuật chính trị từ phương bắc, lại kết hợp với truyền thống thượng võ của chính tộc Việt cho nên họ đã vững bước tiến lên mô hình Chư Hầu Cát cứ phân quyền như TQ thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Không sai loạn mười hai sứ quân chuyện mới cách đây trăm năm không khác gì Xuân Thu Chiến Quốc ở phương bắc.

Sau đó các đời vua như Ngô, Đinh, Tiền Lê đều theo như mô hình cát cứ phân quyền thời Chu Lễ. Đến thời Lý thì bắt đầu quá độ lên trung ương tập quyền bước sơ khai.

Điều này có thể thấy người Việt chuyển đổi mô hình quản trị lãnh thổ khá nhanh, học hỏi cùng cải biến cho có lợi với bản thân là cực mạnh.

Nói dong nói dài như vậy chỉ để giải thích một điểm nhỏ duy nhất. Lúc này từng Châu từng vùng của Đại Việt vẫn là bán phong bế, Phép Vua Thua Lệ Chư Hầu. Cái hiện tượng này là hậu quả của việc văn hoá Việt co mình chống cự lại văn hoá Hán xâm lấn.

Cho nên mỗi vùng có một nhóm quý tộc dẫn dầu tạo thành hình thức chư hầu. Dân vùng này chỉ biết nghe lệnh quý tộc bản địa mà không biết đến phép vua là gì. Vấn đề này đến thời nhà Lê của Lê Lợi mới giải quyết được triệt để.

Thời Lý thậm chí thời Trần thì vấn đề quý tộc bản địa có hơi thở chư hầu chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Chỉ cần nhìn cách nhà Lý tự gả con gái đi khắp nơi các chư hầu để lấy quan hệ thông gia vừa để giám sát, vừa để ổn định Chư hầu là đủ.

Thời Trần thì thế gia, quý tộc chỉ còn lờ mờ hơi thở chư hầu cho nên lúc này Trần thị Tông Thất lại có chính sách mới, toàn bộ chức vụ quan trọng triều đình là con cháu Trần gia nắm giữ, thông hôn các thế lực có thể được có thể không cần, nhưng cử con cháu đến các vùng đất chư hầu đóng giữ vừa là kiềm chế vừa là giám sát thế gia là có. Chỉ nhà Trần mạnh mẽ hơn Lý thời cho nên có thể tiến một bước này.

Và chính Trần thị đã dọn cỗ cho Lê Thị sau đó có thể hoàn toàn trung ương tập quyền Đại Việt, tất nhiên trong việc này bọn nhà Minh quét tước một lần các lực lượng thế tộc Đại Việt cũng là nguyên nhân thứ yếu.

Thằng tác nói tào lao mãi chỉ để mọi người hiểu. Lý Từ Huy muốn cướp dân ở vùng khác về Bố Chính là không dễ.

Cướp mấy vạn dân Nghệ An thì được, vì nó gần, Bố Chính dễ xâm nhập và làm hắc thủ đào tường Dương gia. Nhưng một khi Dương gia chú ý thì đừng hòng tiếp tục.

Cho nên trước đây năm năm có một đoạn thời gian Bố Chính chăm chỉ thuê mướn phu phen của Nghệ An cùng dụ dỗ họ. Dương gia ban đầu không chú ý cho nên ăn quả đắng mất đi tầm chục vạn người già trẻ. Trong đó là hai vạn phu phen khoẻ mạnh đi làm việc cho Bố Chính sau đó không muốn về mà bí mật đón người nhà nhập quan Đèo Ngang.

Nói thật Dương gia vụ đó lên cơn khùng đã cáo cùng Ỷ Lan, sau đó xúi người Mường tấn công Bố Chính. Điều này không phải là tư nhiên không có nguyên nhân mà Dương gia đi chọc Bố Chính.

Sau vụ ăn chục vạn ở Nghệ An là Bố Chính tịt ngòi.

Dân số Tân Bình Lộ may mà có đám Nghệ An toàn người thuần Việt này mới tạm thời ổn định được về mặt cơ cấu tỉ lệ dân.

Bốn vạn dân Việt gốc Bố Chính , một vạn dân Việt là người nhà của binh sĩ Bố Chính gốc Đồng Bằng Bắc Bộ.

Chín vạn gần như là người Nghệ An bị lừa qua Bố Chính , cũng là dân Việt.

Người Mon dân tộc trên núi tầm năm vạn, kể bọn này vào vì đám này đã rời đô hộ phủ mà di cư xuống các vùng thấp hơn dọc sông Cẩm sinh hoạt.

Hai vạn người dân là Mã Lai, bọn này là người nhà binh sĩ Mã Lai được đón qua.

Ba vạn người gốc Chăm bản thổ Bố Chính cũng như một số người Chăm là gia đình của đám lính Chăm nghiện hút đã đầu hàng Ngô Khảo Ký và trấn thủ ở vùng Đèo Hải Vân lúc này.

Còn lại hai vạn người là các sắc tộc như Ê Đê, người Châu Âu, người Khmer vv…

Cho nên mới nói lên được 27 vạn dân trong năm năm chiến đấu , xây dựng của Bố Chính là một kỳ tích.

Nhưng diện tích của Bố Chính nở quá nhanh, lúc này là cả Tân Bình Lộ trải dài từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân, mảnh đất này quá rộng lớn để 270 ngàn người có thể phủ lấp.

Do dó việc cần thiết nhất của Lý Từ Huy đó là lợi dụng cơ hội lần này vớt người về Bố Chính.

Vớt người từ Nghệ An không khó, dân Nghệ An rất chông mong hướng về Bố Chính vì có mười vạn người trước đó đã đến Bố Chính sáu năm trời, sẵn sàng làm tuyên truyền.

Nhưng nếu cưỡng ép võ lực đến nơi khác cướp người thì Lý Từ Huy phải làm hết sức cân nhắc.

Nói trắng tình hình Tân Bình Lộ không hề ổn, phía Nam tiếp xúc với Ê Đê cùng Chiêm thành toàn bộ là một đám thành trì toàn người Chăm sinh sống, người Việt ở đây tỉ lệ quá thấp. Điều này không hề có lợi cho Tân Bình Lộ.

Lý Từ Huy không quan tâm lâm chuyện Thăng Long, nàng mục đích chuyến đi này là cứu phụ thân cùng vớt người. Thăng Long chuyện Ngô Khảo Ký đã dặn rõ ràng, nàng không được tiến vào, còn lý do vì sao chỉ có cụ Thường Kiệt và Ký hiểu.
















Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi