Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1120: Sự thật (03)




Giấc mơ của Ngô Huy Tuấn sau đó viết tiểu thuyết thì sự kiện chính không có sai , nhưng các yếu tố và ý nghĩa mọi sự kiện thì không sát.

Ngay cả Ngô Khảo Ký nghe còn cảm thấy như nghe thiên thư vậy.

Như vậy Lý Thường Kiệt mới là đại Boss ở Thăng Long lúc này. Biết thế từ đầu thì Ngô Khảo Ký đã không phải khổ sở.

Quan hệ của cụ Kiệt cùng Ỷ Lan cũng không phải cơm lành canh ngọt như vậy.

Không có nhiếp chính nào thoải mái khi quyền lực không lại với Quyền thần.

Thậm chí sự không ăn ý của Lý Thường Kiệt và Ỷ Lan ngay cả người Tống cũng biết. Trong cuộc phản kích của người Tống thì có đoạn.

“Tiết lại bàn nên dụ Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc. Tiết nói: “Vì mưu của Lý Thường-Kiệt và Lý Kế Nguyên, nên Giao chỉ đã làm loạn. Càn-Đức (Lý Nhân-tông) và mẹ (Ỷ-lan) oán hai người ấy và nay lại tin vào Nguyễn Thù. Thù vốn có lòng quy thuận. Vả Lưu Kỷ ở Quảng-nguyên, Thân Cảnh-Phúc giữ động Giáp, đều cầm cường-binh. Ta có viên Thành Trạc, làm giáp-áp ở trại Hoành-sơn, vốn quen thân với Thù và Cảnh-Phúc. Tôi muốn sai Trạc mang sắc-bằng vào chiêu-nạp chúng”.

Đây là người Tống nhận xét khách quan về tình hình Đại Việt. Và thực tế họ đúng khi mà sau đó Ỷ Lan cũng tỏ ý không vui vẻ gì và coi Lý Thường Kiệt hiếu chiến đẩy ông về Ái Châu ( 1082) sau khi Ỷ Lan nắm được quyền lực khi vời Lý Đạo Thành về.

Tóm cái váy lại đó là Ngô Khảo Ký có thể đi ngang, chỉ cần hắn không quá phô trương là được.

Cuối cùng cụ Kiệt dạy hai đứa về cách bố cục cho Ngô gia trong thời gian tới, công việc của Ngô Khảo Ký ở Tân Bình Lộ sẽ rất phức tạp là ngoài phải chiến với Chiêm thành còn phải áp chế Dương gia và đề phòng Dương gia Nghệ An đâm một đao sau lưng.

Nói tóm lại thực tế Ngô gia lúc này rất mạnh, và Lý Thường Kiệt quyền khuỳnh triều dã, Ỷ Lan chưa đại diện cho hoàng tộc, nội bộ hoàng tộc cũng không có quy về một mối.

Thực tế điều này cũng đã khá rõ trong giấc mơ của Ngô Khảo Ký sau đó được Ngô Huy Tuấn viết lại theo lối tiểu thuyết trong dòng thời gian kia. Nhưng vì tam sao thất bản cho nên Huy Tuấn khó có thể lý giải tất cả . Trong tiểu thuyết thì Huy Tuấn cho rằng Ngô Khảo Ký làm tất cả mọi việc từ A-Z để phát triển Bố Chính. Vị trí của Cụ Kiệt bị làm nhạt đi. Nhưng đâu đó vẫn thấy hình bóng cụ Kiệt xuyên suốt toàn bộ câu truyện đứng sau đổ bô cho Ký. Tức là dù tiểu thuyết hoá thì Huy Tuấn vẫn phải thừa nhận có sự can thiệp của cụ Kiệt trong cả quá trình phát triển của Ký và Huy.

Đến phiên bản dựng phim của Na Ri thì có thể thấy sự quan trọng của cụ Kiệt được nâng lên một tầm cao mới. Với quyền lực mạnh hơn nhiều và can thiệp nhiều hơn trong sự phát triển của Ký. Nhưng nó vẫn sai lệch thực tế do Na Ri cũng là nghe từ các mẩu sự kiện của Ngô Khảo Ký tâm sự mà chép lại.

Còn đây mới là thực tế , đây mới là sức lạnh thực sự của Ngô gia và Lý Thường Kiệt trong giai đoạn từ nâm 1072 cho đến 1082.

Ngô Khảo Ký lúc này như được vén bức màn âm u, hắn đảm bảo chắc chắn dù không có Lý Nhật Trung tấn công Chiêm thì vẫn có thẻ đứng vững ở Tân Bình Lộ và vạch ra các kế hoạch của bản thân đối với nơi này. Cụ Kiệt nghe xong cũng gật gù cho là phải, nhưng cụ vẫn lo lắng đôi phần vì Ngô Khảo Ký quá trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo quân thực chiến.

Cho nên để đảm bảo an toàn thì vẫn phải chờ Lý Nhật Trung vào tới Bố Chính rồi phối hợp quân mới được.

Tháng bảy, cả đoàn chiến hạm lớn trùng điệp cập bờ sông Linh Giang, nơi đây cách Bố Chính thành không xa.

Lần này Ngô Khảo Ký số lượng thuyền bè đông đảo, không chỉ Lâu Thuyền với sức trở cực lớn mà còn có rất nhiều thuyền hàng để vận chuyển người cùng vật tư.

Hơn một vạn người được 224 thuyền bè các loại đưa về Bố Chính, đây chính là sức mạnh kinh hoàng của Ngô Gia. Lý Thường Kiệt vận dụng quyền lực của ông ta khiến cho Ngô Khảo Ký một tên nhãi con người hiện đại có thể chứng kiến và sốc nặng.

Vốn dĩ trước đây thoả thuận Ký mang ít người, ít binh vì cụ Kiệt tính toán Tân Bình Lộ mảnh đất hoang tàn , cằn cỗi này không thể nuôi sống một lượng lớn di dân ồ ạt tiến vào.

Nên nhớ muốn tái khai hoang, trồng được lương thực tự cấp tự túc thì cần nuôi đám người di dân này ít nhất 2 năm.

Ngô gia tiềm lực có thể nuôi tầm 5009 dân cùng 1000 binh sĩ cho Ngô Khảo Ký trong hai năm để hắn ổn định lại rồi phát triển, sau đó mới từ từ di dân theo nhóm nhỏ bổ xung Bố Chính.

Cho nên trong các dòng thời gian khác Ngô Huy Tuấn xuyên không toàn là lúc Ngô Khảo Ký chết ở Bố Chính. Lúc đó bên người lèo tèo vài ba trăm quân Ngô Gia cùng một số Thiên Tử Binh của Lý Từ Huy.

Nhưng dòng thời gian này đã triệt để thay đổi khi Trần Lâm mang Ngô Na Ri bước lệch thời gian vòng lặp khiến cho quy tắc Thế giới đã khác, trật tự thế giới mới bị thay đổi. Vòng lặp bị phá huỷ. < Khối Ý Thức> cùng đều bị kiềm chế và không thể can thiệp vào thực tại . Genostont tận dụng chuyện này. Dùng chính mạng sống của mình để đưa “một phần linh hồn” của bản thân và Layleferienr tới Địa Cầu sớm hơn một chút.

Hậu quả của chuyện này chính là Layleferienr và Genostont bản thể bị xoá bỏ ngay lập tức.

Nhưng Ngô Khảo Ký xuyên không sớm một chút thì cứu được vận mệnh của Từ Huy tránh khỏi bi thảm của việc cưỡng bức. Bản thân Ký lại có thời gian thể hiện ở Thăng Long. Tuy ngắn ngủi 9 tháng trời nhưng nó đã khiến Lý Thường Kiệt thay đổi rất nhiều kế hoạch.

Với khả năng thần kỳ của Ký thì cụ Kiệt nghĩ là thằng láu cá Ngô Khảo Ký “xé trộm” khá nhiều , kể từ đó có nhiều khả năng thần kỳ. Cụ Kiệt cũng không ép Ngô Khảo Ký lôi tất thảy khai ra. Nhưng như vậy đã đủ chứng minh Ngô Khảo Ký có thể tự nuôi nhiều hơn quân đội cùng di dân.

Đây mới chính là nguyên nhân khiến Lý Thường Kiệt dùng quyền lực cho phép Ngô Khảo Ký mang đi rất nhiều dân từ các vùng quanh Thăng Long.

Thời này dân mới là tài sản qua trọng vào tầm bậc nhất của các phe thế lực. Đông dân nhiều ruộng chính là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cao nhất giữa các tập đoàn quân phiệt.

Với số dân lên đến hơn 2 triệu người thực quản ở miền Bắc , cộng thêm Ái Châu - Hoa Lư- Long Hưng ….. các vùng phải nghe theo sự điều động thì chẳng khó để Lý Thường Kiệt có thể gom 1-2 vạn dân cho Ngô Khảo Ký.

Đây chính là lý do mà Ngô Khảo Ký lúc này đã quá khác nếu so với những thời gian vòng lặp trước đây. Tổng số dân Ngô Khảo Ký mang đi từ Thăng Long là một vạn nông dân, một ngàn công tượng cùng gia đình tổng số cũng phải ngàn và đặc biệt là Ngô Khảo Ký mang đi 3000 binh mã trong đó có 1500 là người Ngô gia còn lại là thiên tử quân phải san xẻ, chỉ lấy binh không lấy tướng.

Đây là còn chưa tính đầu năm sau Ngô Khảo Ký có thể chặt chém ở Nghệ An tầm 3 vạn dân.

Tức là cụ Kiệt đã tin tưởng thằng cháu này hoàn toàn có thể nuôi sống chừng ấy dân, binh đồng thời phát triển ổn định.

Nhưng việc vận chuyển dân từ Thăng Long về Bố Chính không hề dễ nhất là một số nhóm dân thì Ngô Khảo Ký phải đến địa phương của họ để hôt. Vài trăm ở chỗ này vài ngàn ở chỗ kia.

Một ít ở Tân Hưng , một ít ở Hà Bắc, một nhóm ở Thanh Hóa, Hoàng Giang , Quốc Oai... loạn hết cả lên làm gì có chuyện đơn giản đâu.

Việc di dân là chuyển nhà, thay đổi cuộc sống nào giống như đi du lịch. Không cẩn thận bố trí mà cắm đầu di dân thì trên đường đi chắc chắn người chết người bệnh không thiếu. Đây là hiện thực chứ không phải là game điện tử, chỉ cần click chuột là nông dân chạy đầu map đến cuối map.

Cho nên Ngô Khảo Ký lúc này đến Bố Chính chỉ mang một vạn người. Trong đó có 3 ngàn binh mã cộng với ba ngàn người khác là thợ thủ công cùng người nhà của họ. Còn lại có bốn ngàn người già, phụ nữ, trẻ nhỏ các đối tượng khó có thể di chuyển đường bộ. Số còn lại thanh niên 7 ngàn người phải đi đường bộ vào Bố Chính.

Tại sao không đi thuyền hai ba chuyến để đón người?

Khó lắm, bởi lẽ muốn vào nam ra bắc lúc này bằng đường biển phải dựa vào hướng gió. Mùa này hướng gió từ Đông Bắc về Tây Nam cho nên có thể xuôi nam được. Nhưng muốn ngược bắc thì phải đi vào thàng 9 đổ đi, tức là thuyền về Bố Chính một là phải chèo về Thăng Long, hai đó là phải đợi tháng 9 mới có thể quay về....

Nói chung thời này muốn giao thương, chiến tranh đâu có đơn giản , vào nam ra bắc đều phải tính thời gian gió mùa cẩn thận. Đâu phải cứ muốn đi đâu thì đi kiểu chơi game điện tử.

Ví dụ như Ngô Khảo Ký sử dụng hạm đội của bản thân cùng dùng đội thương thuyền khổng lồ của Ngô gia, thuê thương thuyền bên ngoài để di chuyển vào tháng 7 là có tính toán cẩn thận vô cùng.

Tháng 7 tới Bố Chính các thuyền này không thể ngay lập tức về Thăng Long, nhưng theo chiều gió có thể đi một chuyến Lavo hay Tam Phật Thệ. Đem hàng hoá đổi thành lương thực hay mua quặng đồng, quặng sắt. Sau đó tháng 9 quay về Bố Chính. Một công đôi việc tận dụng đến cùng hạm đội thuyền di chuyển một lần Bắc Nam.



Làm tham quan có thể mạnh lên, hắn tham ô nhận hối lộ, trung gian kiếm lời