Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1091: Chậm rãi phát triển công nghệ từ sơ khai




Số phận đôi khi kì lạ như vậy. Cũng tầm thời gian này trong năm, nhưng ở quá khứ hơn 900 năm về trước, tại Huyện Thành Cao Quảng. Là huyện thành mới của Bố Chính.

Nơi đây mọc lên như nấm những lò nung quặng sắt. Tất nhiên Ngô Khảo Ký có được một lực lượng hùng hậu công tượng cho nên quy mô công nghiệp của Ký xây dựng tại Cao Quảng rất hoành tráng.

Trong tiểu thuyết thì Ngô Huy Tuấn viết rằng Ngô Khảo Ký dựng khu công nghiệp tại Bố Chính. Điều đó là võ đoán bởi lẽ sau này rất lâu Bố Chính mới thành khu công nghiệp lớn nhất Đại Việt trong một thời gian rất dài. Chính vì có ám thị này trong đầu cho nên Huy Tuấn mới bịa đặt trong tiểu thuyết như vậy.

Làm quái gì có kiểu xây khu công nghiệp cách quá xa khu nguyên liệu? Nhất là thời này giao thông khó khăn. Ông Tuấn nghĩ rằng có xe ô tô tải , có tàu phản trọng lực vận chuyển quặng , than chắc?

Khi này Đại Việt chưa biết than đá là gì, và cả thế giới chưa biết dùng than đá để luyện kim . Cho nên chỉ có thể dùng than gỗ.

Ở đồng bằn Bố Chính, gỗ không có để đốt than, mỏ quặng càng xa tít tắp. Thêm vào đó Bố Chính quá nhiều tai mắt khắp nơi. Ngô Khảo Ký có điên nới đi xây dựng khu công nghiệp ngay từ đầu ở Bố Chính.

Chỉ có anh hùng bàn phím như Ngô Huy Tuấn mới mộng mơ mà nghĩ tào lao như vậy mà viết tiểu thuyết thôi.

Tiền đồng mỗi ngày đúc được tầm 100 quan , đây là nỗ lực siêu cấp trong 9 tháng qua phát triển công nghệ đúc. Ký đã phải đánh đổi sự thẩm mỹ của khuôn để đạt được số lượng. Nhưng tiền của hắn đúc chất lượng đồng siêu cấp tốt, cho nên giá trị vẫn không đổi. Thương nhân Tống rất thích giao dịch với Ngô Khảo Ký vì tiền của Ký mà đem về pha thêm chì rồi đúc cẩn thận thành tiền Tống với khuôn tốt, thẩm mĩ lại có thêm một lần lãi.

Ký biết điều này là thiệt thòi, nhưng tay nghề công tượng làm khuôn đúc của Ký không tốt. Cho nên Ký vẫn chưa có được bất kể biện pháp nào khiến tiền đúc của hắn nâng thêm về chất lượng.

Nhưng ba tháng qua đúng là Ký đã cực kỳ ổn định về mặt tài chính với xưởng đúc tiền hoạt động liên tục.

Dân Mường – Mon ở Tuyên Hoá đã tập chung cả lại Cao Quảng để lao động công nghiệp.

Bởi lẽ lao động trong công xưởng cho Chỉ Huy Sứ có lương bổng cao hơn nhiều so với việc làm nông đi nương đi dãy.

Tất nhiên đây là một trong những việc phát triển thiên lệch, nhưng trong tình hình hiện tại thì Ngô Khảo Ký không có lựa chọn. Hắn quá thiếu người cho nên phải chọn lựa đầu tư những hạng mục kinh tế có giá trị cao, thay vì dàn trải đầu tư.

Ở đồng bằng vần giữ nguyên làm nông làm gạch làm xi măng pozzolan để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch. Nhưng ở vùng Tuyên Hóa tuy đã chia ruộng hết cho nô lệ nhưng thực chất hắn nửa mua chuộc nửa bắt ép người dân nơi này bỏ ruộng làm công nhân.

Những thửa ruộng bậc thang của người Mường- Mon nơi này chỉ cày cấy một lần trong năm. Sau ba tháng thì Ngô Khảo Ký cũng đập tan nốt sư kháng cự của ba trại còn lại. Vì Tróc Nọi và Tróc Mái của các Trại Mường đều thuần phục và dẫn đường cho nên gần như đám Lang – Đạo đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt về Bố Chính lưu đày. Cả vùng Tuyên Hoá rộng lớn được Ngô Khảo Ký bằng tốc độ thần kỳ trong 9 tháng kể từ lúc xuyên không tóm gọn.

Tuyên Hoá số dân Mường còn nhiều gần bằng dân Chăm và Kinh Việt ở đồng bằng. Đơn giản vì bọn họ không bị chiến tranh Chiêm- Việt lam đến. Nơi này tổng cộng có 7 trại Lang Kun và 15 bản Âu Đạo tổng dân số thống kê lên đến 13 ngàn người. Trong đó số lượng Lang- Đạo -Binh và gia đình tổng có 3 ngàn đều bị hốt sạch.

Lẽ dĩ nhiên có tàn binh và một số Đạo nhỏ thoát được chui vào rừng làm phỉ quấy nhiễu . Nhưng rất nhanh bọn chúng chẳng thể làm gì nổi với chính sách tập trung quản lý của Ngô Khảo Ký.

Mười ngàn người Nô Lệ và Dân Thường của Mường Mon được phân ruộng đồng trâu bò thật. Nhưng bọn họ lại không được cày cấy mà bị ép về sống tập trung ở Huyện Thành Cao Quảng. Tại nơi này phần lớn người dân có sức lao động đều tham gia làm công nhân cho các xưởng luyện kim .

Nhân số lao động lên đến 6000 người từ 12 tuổi đến 35 tuổi. Cả nam cả nữ đều lao động trong các xưởng luyện kim khổng lồ.

Lẽ dĩ nhiên Ngô Khảo Ký không hề bạc đãi họ với chế độ lương cao cùng chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần.

Ban đầu dĩ nhiên sẽ khiến mọi người không quen. Chỉ có thể dùng chế độ quân sự áp bách. Vậy nhưng sau vài tháng được đối xử rất công bằng tử tế về cả vật chất lẫn tinh thần thì người dân ở đây đã làm quen với cuộc sống mới. Thay vì lên đi nương làm dãy thì bọn họ sẽ khao thác quặng, chế biến quặng, đốn củi đốt than.

Còn về lương thì không bao giờ phải lo chuyện no đói, quần áo thậm chí các công nhân còn có của để dành. Nghe nói Phò Mã còn sắp tổ chức dạy học cho trẻ em ở Cao Quảng.

Với bảy ngàn người lao động đã tạo cho Ngô Khảo Ký có một cú hích cực mạnh để phát triển công nghiệp ở Cao Quảng.

Thời này giá gạo 1 quan tiền được 1,5 thạch ( 75kg). Như vậy việc khai thác đồng sau đó đúc tiền mua gạo còn tốt gấp mấy lần việc đi cày ruộng.

Ví như ở Cao Quảng số lượng tiền đúc ra ngày một tăng mạnh, đến nay mỗi ngày đúc được 100 quan với hơn một ngàn bộ khuôn đúc đã thành hình và số lượng khuôn đúc đang ngày một nhiều cùng chất lượng hơn.

Kỳ vọng thời gian tới số lượng tiền càng ngày đúc càng lớn . Tức là tính một ngày ở nơi này có thể sản xuất 7500kg gạo.

Trung bình mỗi người ăn 3 bát cơm/bữa, ngày 6 bát ( 300gram gạo) . Vậy thì 100 quan tiền nếu để mua gạo có thể được nuôi được 25 ngàn người ăn trong ngày hôm đó. Tức là số tiền sản xuất ra ngoài đủ nuôi 10 ngàn người ở Cao Quảng còn có thể nuôi thêm 15 ngàn người khác, đây là số tiền dôi ra có thể dùng để tái đầu tư cho các hạng mục hoặc trả lương.

Khi này chưa tính đến việc trả tiền nguyên liệu vì than củi và quặng đều là tự đào được.

Chỉ cần tính đơn giản như vậy đủ hiểu phát triển công nghiệp một cách cực đoan ở Cao Quảng không phải là sai lầm.

Bởi lẽ 100 quan tiền một ngày đúc ra chỉ là việc đúc tiền. Thực tế số lượng đồng sản xuất nhiều hơn số lượng tiền đồng có thể đúc quá nhiều. Các khuôn không đủ để theo kịp đồng từ lò Bessemer sản xuất thành.

Nhưng đó chưa phải là sức toàn bộ sức lao động của 6 ngàn dân Mường cùng 300 thợ thủ công luyện kim nơi đây. Bởi lẽ ngoài luyện kim màu ( đồng) thì Cao Quảng còn có luyện kim đen.

Ngô Khảo Ký đầu óc nhanh nhạy đến lạ thường, hắn không bỏ sót bất kể một yếu tố nào đem đến lợi ích từ các khu vực mà mình quản lý.

Ví như khu sản xuất đồng hay gang thì quặng thô sẽ bị đem đi phơi thiêu ( Đốt qua không phải ở lò cao với nhiệt độ thấp) để loại bỏ lưu huỳnh bên trong quặng.

Bình thường thì thời này ở Đông Á cũng biết phơi thiêu bằng củi gỗ, có điều đó là kinh nghiệm dân gian để tạo ra sản phẩm chất lượng hơn chứ họ không hiểu bản chất vấn đề. Quá trình phơi thiêu luôn tạo ra khói độc khó ngửi dễ làm người làm việc trúng độc.

Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký không coi đây là tai hoạ mà còn biến nó thành sản phẩm có lợi.

Một loại lò phơi thiêu ra đời có ống khói thông qua các giá nước phun lắng đọng để thu hồi SO3 tạo nên Acid sunfuaric loãng.

Rồi thằng này dùng lượng acid loãng khổng lồ thu được từ quá trình phơi thiêu quặng đồng, sắt để chế tạo pin Volta. Mỗi cục bin tuy yếu ớt chỉ có vài vol nhưng nếu mắc nối tiếp thì sao? Một chục , một trăm bộ pin như vậy thì sao?

Sản phẩm phụ của luyện đồng là chì được lôi ra chế pin Volta theo bản vẽ của Ngô Khảo Ký. Từng chậu Gốm Acid sunfuaric loãng được nhúng vào các bản cực.

Vậy là có được nam châm điện đủ để sàng lọc quặng sắt khiến cho quặng sắt của Cao Quảng từ chỗ là quặng xấu lại trở nên tốt hơn cả quặng ở Thái Nguyên mà Thăng Long đang dùng. Đơn giản vì Thăng Long biết tuyển quặng là cái quái gì đâu?

Cứ như vậy lò cao nung gang ầm ầm mọc lên. Về lò cao thì người thời này dựng quen rồi. Có điều lò của họ vẫn bé và tỉ lệ hơi béo. Điều này khiến cho quặng được thả xuống từ miệng lò không có đủ thời gian để trôi xuống từ từ và bị khử.

Ký dĩ nhiên biết điều này nên cho xây lò cao hẳn thêm vào đó hắn cho xây nồi lò riêng biệt để chứa gang lỏng. Thiết kế này mãi tận thế kỷ 14 mới có. Ký mang đến sớm hơn.

Chắc ai cũng nghĩ Ký sẽ như trong tiểu thuyết của Tuấn mat cho chế lò Bessemer để thổi gang thành thép phải không?

Không hề….

Làm quái gì công tượng ở Cao Quảng đủ trình độ chế tạo lò Bessemer dành cho luyện gang thép.

Lò phản ứng cho đồng và cho gang là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Khi này Ngô Khảo Ký chỉ mới phát triển công nghệ luyện thép bằng phương pháp khuấy luyện của Đông Á ở thế kỷ 15.

Đơn giản là gang lỏng nóng chảy được rót vào một cái bể, phía trên công tượng sẽ dùng muỗng thép quấy gang lỏng và múc lên, quá trình này chẳng qua cũng là giúp gang lỏng tiếp xúc ôxy nhiều hơn giúp Carbon bị khử bớt mà từ gang biến thành thép.

Cách sản xuất này vẫn kém xa so với lò phản ứng Bessemer và có nhiều nhược điểm nhưng nó đã vượt xa công nghệ rót, xào gang để luyện thép thời này. Ít nhất khuấy luyện năng suất phải gấp 20-25 lần rót xào gang, và năng lượng tiết kiệm 80%.

Cứ như vậy, không thể ai biết nổi tại Cao Quảng vùng miền núi xa xôi phía Tây của Bố Chính có một khu công nghiệp luyện kim hiện đại cứ vậy được xây dựng trong 6 tháng và gần như đã nuôi sống cả bộ máy hành chính, quân sự của Châu Bố Chính.

Sau 6 tháng phát triển lò cao, bể khuấy luyện, lượng sắt thép đã có rất nhiều, các sản phẩm liên tục ra đời như búa máy, máy cán thép nóng.

Nên nhớ búa máy và máy cán thép nóng đời đầu này không như ông Ngô Huy Tuấn miêu tả nào là lừa kéo , ngựa khéo, voi kéo xoay trục này sau đó truyền trục kia. Đó là chém gió. Mãi sau này khi thợ Cao Quảng tay nghề rất rất cao và có một đám máy móc mới làm được điều đó.

Giờ đây máy móc các động cơ đều là sức người xoay các cần trục cam giống như sau này Lý Từ Huy bê nguyên cấu trúc đơn giản mà hiệu quả này lên các thuyền hạm chân vịt vậy.

Ngô Khảo Ký cũng là lấy ý tưởng từ cách bố trí xoay trục xe tank của Leonardo da Vinci để bố trí cho động lực cho các búa máy, máy dập đá, máy nghiền quặng, máy cán thép nóng.

Cấu trúc này trực tiếp truyền động chỉ qua một khớp bánh răng lớn nhỏ là hoàn thành không hề phải qua khớp trục phức tạp chuyển đổi gì hết cho nên các công tượng Cao Quảng mới đủ sức để chế tạo.

Kể cả cấu trúc đơn giản như vậy mà phải đến 4 tháng thì thợ rèn của Cao Quảng mới có thể hoàn thiện tay nghề để chế tạo tốt đấy.

Nào có như trong tiểu thuyết vậy, mới nứt mắt xuyên không được mấy ngày đã chế rượu bán thành đại gia, chế chiến giáp , đao kiếm bán khắp Đông Nam Á…. Nực cười.









Huyền thoại về một Hoàng đế triều đình nhà Lý lãnh đạo Đại Việt hùng cường, xuất binh chinh chiến với Đế quốc Mông Cổ hung tàn. Mời đọc