Đế Quốc Nhật Bản

Chương 76: Bến cảng, tàu ngầm lớp Jusen và Nagumo




Theo hiến pháp mới nhất của Nhật Bản được Hirohito thay đổi trong công cuộc cải cách thì nhiệm kỳ của thủ tướng sẽ được tăng lên từ 2 năm đến 4 năm. Chính vì vậy mà, nhiệm kỳ của thủ tướng Tanaka Giichi tăng lên từ năm 1929 đến năm 1931.

Thực chất, Tanaka là không muốn làm thủ tướng mà ông muốn quay lại chiến trường đánh giặc giống như những đồng sự của ông. Nhật Bản sau khi tuyên chiến với Liên Xô đã có rất nhiều vị tướng lĩnh trong chính phủ đã đồng loạt từ chức tại vị trí của mình sau đó ra chiến trường.

Hên là vài năm trước đó chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một cuộc thi công chức nên vẫn có rất nhiều ứng cử viên có năng lực phù hợp đã được sắp xếp thay thế các vị trí của nhiều vị tướng lãnh để lại.

Duy nhất chỉ có, Tanaka là không được ra chiến trường theo lệnh của Hirohito. Hirohito sau đó đã kêu ông đến giải thích rõ với ông vì sao mình phải làm như vậy, Tanaka lúc này mới hiểu được thì ra là bệ hạ muốn cho mình làm thủ tướng một thời gian cho tới khi Machiko sẽ thay ông lên làm thủ tướng. Tanaka mặc dù không muốn nhưng mà vẫn phải đồng ý.

Bởi vì, ông biết tài năng của Machiko không chỉ có như vậy, Tanaka tin tưởng cho dù cô có đảm nhiệm chức thủ tướng thì cô sẽ xử lý các vấn đề nhanh chóng và quan trọng hơn hết, Hirohito là Thiên Hoàng nếu mình không tuân lệnh sẽ bị những kẻ đối lập cho rằng ông có bất kính với Thiên Hoàng và bị Thiên hoàng xử lý, các đảng đối lập chống Thiên Hoàng chính là một minh chứng rõ nét nhất. Bây giờ, một phần trong đó đã bị Thiên Hoàng ra lệnh xử bắn tại chỗ còn những người khác thì bị trở đi xây dựng tuyến đường sắt nối từ Vùng Primorsky đến Mông Cổ.

Hơn nữa, Hirohito hứa nếu mình xử lý chuyện này xong sẽ cho mình cai quản quân đội thuộc Vùng Primorsky, nếu nói Vùng Primorsky có quan trọng không thì xin thưa là có. Bởi vì, Vùng Primorsky mà Nhật Bản vừa chiếm được từ Liên Xô có thành phố cảng Vladivostok và thành phố cảng Nakhodka cực kỳ quan trọng giúp cho Nhật Bản có thể vận chuyển các hàng hoá như tài nguyên thiên nhiên ( than đá, dầu mỏ, ..... ) từ Mãn Châu đến đảo Hokkaidō của Nhật Bản với chi phí rẻ hơn nhiều lần khi vận chuyển từ Nhật Bản tới bán đảo Liêu Đông rồi từ bán đảo Liêu Đông vận chuyển bằng tàu về đảo Hokkaidō của Nhật Bản.

Thành phố cảng Vladivostok và thành phố cảng Nakhodka có thể làm giảm áp lực cho cảng ở Liêu Đông, khi mà trong mỗi năm qua cảng này đã tiếp nhận nhiều tàu thuyền vận tải từ Mãn Châu đến các tỉnh/ thành phố của Nhật Bản và ngược lại. Quan trọng nhất là thành phố cảng Vladivostok là một cảng quân sự có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng với Nhật Bản.

Bởi vì, thành phố cảng Vladivostok là cảng hải quân lớn nhất và duy nhất của Nhật Bản ở lục địa Á-Âu. Trong cuộc pháo kích của hạm đội Nhật Bản vào thành phố cảng Vladivostok thì đô đốc Okada đã ra lệnh cho hạm đội của ông bao gồm thiết giáp hạm Nagato, Fusō, Ise.... né tránh các cơ sở quan trọng của thành phố cảng Vladivostok như là nhà máy đóng tàu Dalzavod.

Dalzavod là một công ty có trụ sở tại Vladivostok, Nga. Dalzavod được thành lập vào năm 1887 để sửa chữa các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Cơ sở quốc phòng lớn nhất ở Vladivostok và là một trong những bãi sửa chữa tàu lớn nhất ở Nga, Dalzavod đã chuyển từ sửa chữa tàu hải quân sang sửa chữa tàu thương mại, đóng tàu nhỏ, sửa chữa phương tiện và các dự án thương mại khác.

Mặc dù, xưởng đóng tàu Dalzavod chỉ đóng được tàu kéo, tàu cá, phao, sà lan, thuyền buồm hàng hải và tàu chiến cỡ nhỏ vài trăm tấn, nhưng mà chỉ cần xây dựng thêm và nâng cấp thì xưởng đóng tàu Dalzavod có thể đóng được các tàu cỡ lớn như là thiết giáp hạm và hàng không mẫu hạm.

Đối diện thành phố cảng Vladivostok về phía Tây hoặc nhích lên một xíu là thị trấn Bolshoy Kamen. Mặc dù, bây giờ thị trấn Bolshoy Kamen không có gì đặc biệt nhưng mà sau này, Khu phức hợp đóng tàu Zvezda được Liên Xô xây dựng ở thị trấn Bolshoy Kamen này.

Khu phức hợp đóng tàu Zvezda là một công ty đóng tàu của Nga điều hành xưởng đóng tàu lớn nhất của đất nước ở thị trấn Bolshoy Kamen ở Vùng Viễn Đông Nga. Được thành lập vào năm 2015 bởi một tập đoàn các nhà đầu tư do công ty dầu mỏ Rosneft của Nga dẫn đầu, công ty đã thu hút một số lượng lớn đơn đặt hàng cho các tàu chở dầu, tàu sân bay LNG và tàu phá băng. Sau này, chỉ cần xây dựng thêm xưởng đóng tàu tại thị trấn Bolshoy Kamen và xây dựng thêm xưởng đóng tàu Dalzavod thì Nhật Bản có tổng cộng tất cả 7 xưởng đóng tàu cỡ lớn có thể đóng các lớp tàu chiến cho Nhật Bản.

Tanaka được Hirohito phong làm thủ tướng thứ 26 của Nhật Bản. Tanaka sau khi lên làm thủ tướng, ông tiếp tục thực hiện các công cuộc cải cách của Nhật Bản do Hirohito đề xướng vào năm 1921. Sau đó, ông có một số chính sách bắt giữ những người chống lại Thiên Hoàng và di dời hơn 30.000 người dân Nhật Bản đến sống định cư ở tỉnh Sơn Đông và đảo Hải Nam.

Ông nhận được tin Machiko đàm phán thành công với các nước khác về hiệp ước Berlin, hơn nữa ông còn nghe được Machiko còn biến đại sứ Hoa Kỳ làm cho thề trong cuộc đàm phán. Trước khi, Machiko về tới Nhật Bản khoảng 1 tuần thì Tanaka tin rằng Machiko chiến công trong cuộc đam phán tại Berlin có thế giúp cho Machiko làm thủ tướng nên ông tới Hirohito xin từ chức và được Hirohito chấp nhận, Hirohito điều ông đến cai quản các nhánh quân đội thuộc Vùng Primorsky như đã hứa. Hiện tại, các nhánh quân đội thuộc Vùng Primorsky phối hợp với Đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu đang truy quét tàn dư của quân du kích Hàn Quốc đang ở trong Vùng Primorsky.

Quân xưởng Hải quân Yokosuka, thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa

" Thưa bệ hạ, đây là tàu ngầm J-1 thuộc lớp Junsen. Bên cạnh nó là tàu ngầm "

Hirohito đang chuẩn bị lên tàu để chuẩn bị cuộc hành trình đi tới Châu Âu cùng với Kazuko nhưng mà ông thấy vẫn còn sớm nên ông quyết định tham quan một chút xưởng hải quân Yokosuka. Quân xưởng Hải quân Yokosuka là một trong 4 nhà máy đóng tàu hải quân chủ lực. Sau khi, nhà máy đóng tàu hoàng gia Kure của Đức vận chuyển tới Nhật Bản được đổi tên thành xưởng đóng tàu hoàng gia Nhật Bản nên hiện tại, Nhật Bản có 5 máy đóng tàu hải quân chủ lực được sở hữu và điều hành bởi Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được đặt tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa trên vịnh Tokyo, phía nam Yokohama.

Quân xưởng Hải quân Yokosuka hoạt động cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 thì bị bãi bỏ. Trong khoảng thời gian còn hoạt động, quân xưởng Hải quân Yokosuka đã đóng hàng chục tàu chiến trong đó nổi bật nhất là chiếc thứ 3 của thiết giáp hạm lớp Yamato được đóng ở đây nhưng mà được chuyển đổi thành hàng không mẫu hạm.

Hirohito được Chūichi Nagumo dẫn đi tham quan cho đến khi ông thấy chiếc tàu ngầm đang đậu ở gần đó nên ông lại xem, Chūichi Nagumo cũng thấy vậy nên cũng giới thiệu cho đang giới thiệu các tính năng của lớp Junsen. Chūichi Nagumo là một đô đốc Nhật Bản trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) trong Thế chiến II. Nagumo dẫn đầu nhóm tác chiến tàu sân bay chính của Nhật Bản, Kido Butai, trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng, cuộc đột kích Ấn Độ Dương và Trận Midway. Ông đã tự sát trong trận Saipan.

Nagumo mặc dù là người của trường phái ngư lôi và pháo binh hải quân nhưng ông cũng là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc kết hợp sức mạnh trên biển và không quân. Năm 1922 đến năm 1924, ông bị Hirohito đá vào học viện hải quân hoàng gia do ông thành lập chuyên dạy cho các học viên về nhiều chiến thuật khác nhau dành cho hàng không mẫu được ông mua trên hệ thống.

Từ năm 1925 đến năm 1926, Nagumo đi cùng một phái đoàn Nhật Bản để nghiên cứu chiến lược, chiến thuật và thiết bị chiến tranh hải quân ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ông trở về Nhật Bản tiếp tục chương trình học của mình. Sau đó, ông tốt nghiệp. Ông được thăng chức hạm trưởng và chỉ huy hàng không mẫu hạm Kaga thuộc hạm đội hàng không số 1 do Yamamoto chỉ huy. Ở đây, ông và Yamamoto đã có nhiều cuộc trao đổi liên quan đến hàng không mẫu hạm, cuộc trao đổi giữa ông và Yamamoto đã biến 2 người từ người xa lạ thành 2 người bạn thân tri kỷ.

Nagumo chỉ huy hàng không mẫu hạm Kaga được một thời gian thì ông nhận được nhiệm vụ của bộ hải quân là làm tuỳ tùng cho Hirohito trong suốt chuyến cuộc hành trình và chiếc hàng khong mẫu hạm Kaga của ông được làm soái hạm vì Hirohito và Kazuko sẽ tạm thời sống trong hàng không mẫu hạm Kaga một khoảng thời gian cho đến khi hết cuộc hành trình.

Soái hạm hay còn được gọi là kỳ hạm (flagship) là một chiến hạm được dùng bởi chỉ huy trưởng của một nhóm tàu chiến hải quân. Nhóm tàu hải quân này có thể là một hạm đội, một hải đoàn...

Dùng trong cách này, soái hạm trên cơ bản chỉ là một sự ấn định tạm thời; soái hạm có thể ở bất cứ nơi nào mà chỉ huy trưởng của nhóm chiến hạm giương cờ của mình trên đó. Tuy nhiên các đô đốc luôn cần những cơ sở phương tiện phụ; một phòng họp đủ rộng để có thể chứa tất cả các hạm trưởng của hạm đội và một nơi dành cho ban tham mưu của đô đốc lên kế hoạch và đưa ra các hiệu lệnh.

Nếu Nagumo không phải là người ủng hộ mạnh mẽ việc kết hợp sức mạnh trên biển và không quân thì Hirohito nghĩ rằng ông là người bảo thủ chỉ biết dùng pháo hạm để quyết đấu. Sự ủng hộ của Nagumo đã làm thay đổi cách nhìn của Hirohito nên mới đá ông vào học viện hải quân hoàng gia. Theo kiếp trước của ông, nhiều nhà sử học và sử gia đã nghi ngờ sự phù hợp của Nagumo đối với bộ chỉ huy này, do ông không quen thuộc với hàng không hải quân.

Nagumo bị chỉ trích vì không phát động cuộc tấn công thứ ba, có thể đã phá hủy các cơ sở lưu trữ và sửa chữa dầu nhiên liệu. Điều này có thể khiến căn cứ hải quân quan trọng nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương trở nên vô dụng, đặc biệt là khi việc sử dụng căn cứ tàu ngầm và trạm tình báo tại cơ sở này là những yếu tố quan trọng trong thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương.

Chính vì điều này mà, Hirohito phải đưa Nagumo vào để ông hiểu hết các triết lý và chiến thuật của hàng không mẫu hạm. Nếu không, Nagumo vẫn không có bất kỳ ý tưởng nào về khả năng và tiềm năng của hàng không mẫu hạm thì hố cha.