Đế Quốc Nhật Bản

Chương 54: Renault FT



Binh sĩ Liên Xô chạy cách thành phố Ulan Bator được vài km đều phải dừng lại bởi vì trước mặt họ là cái thùng sắt, 2 bên thùng sắt là dây xích để nâng thùng sắt lên và phía trên còn có nòng súng đang ngắm vào họ. Hơn nữa phía sau thùng sắt là có vài binh sĩ cũng đang cầm súng nhắm vào họ. Một người trongsố đó đang cầm cái gì đó từ thùng sắt đưa lên miệng nói:

" Đây là quân đội đế quốc Nhật Bản, các người đã xâm phạm lãnh thổ của đế quốc. Hãy bỏ vũ khí xuống và giơ tay lên đầu nếu không chúng tôi sẽ bắn. Nhắc lại, hãy bỏ súng xuống đầu hàng nếu không chúng tôi sẽ bắn. "

Những gì mà binh sĩ Liên Xô thấy cục sắt đó chính là xe tăng Renault Otsu được trang bị pháo 37 mm được Nhật Bản mua từ Pháp về Renault FT đổi tên thành Renault Otsu cho giống tên Nhật Bản và phía sau xe tăng chính là binh sĩ Nhật Bản thuộc Đạo quân Quan Đông.

Đạo quân Quan Đông là một trong các tổng quân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của lục quân Nhật, được xây dựng từ lính tuyển chọn của các đơn vị lục quân. Đạo quân này toàn những binh sĩ ưu tú và cuồng tín nhất của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Đạo quân này đã chạm trán với các đơn vị tinh nhuệ của Hồng quân Liên Xô trong những khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng của Thế chiến II (vào tháng 8 năm 1945). Đạo quân Quan Đông đã bị giải tán sau khi Thế chiến II kết thúc.

Lực lượng này đồn trú tại Quan Đông - tô giới của Nhật Bản tại Trung Quốc - nên có tên gọi như vậy. Tiền thân của Đạo quân Quan Đông là lực lượng bảo vệ của Phủ Đô hộ Quan Đông. Tới năm 1918 thì tách thành lực lượng độc lập.

FBộ tư lệnh Đạo quân Quan Đông ban đầu đóng tại cảng Lữ Thuận, quy mô của nó lúc này chỉ làmột quân đoàn. Song sau Sự kiện Mãn Châu, nó được nâng cấp thành tổng quân, dời trụ sở bộ tư lệnh đến thủ đô của Mãn Châu Quốc là Tân Kinh (nay là thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).

Đây là lực lượng tinh nhuệ và hiếu chiến của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Nhiều chỉ huy của Đạo quân Quan Đông đã thăng tiến thành các nhà lãnh đạo của quân đội và chính phủ Nhật Bản. Chính lực lượng này đã tự tiện ám sát Trương Tác Lâm và bố trí sự kiện Mãn Châu để thay đổi chính sách ngoại giao của Chính phủ Nhật Bản, dẫn tới Chiến tranh Thái Bình Dương.

Mặc dù có tên thường gọi là Đức Binh Đoàn, song đạo quân này lại bị phê phán bởi các hành động của họ như không tuân lệnh cấp trên (Bộ Tổng tham mưu và Bộ Lục quân) với lý do "coi trọng kết quả, xem thường quy trình thủ tục", buôn bán á phiện...

Đạo quân Quan Đông là đạo quân mạnh nhất trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản và là đạo quân nổi tiếng đã từng khiến Mỹ và các Đồng minh e dè. Tuy nhiên, do sự đầu tư của Nhật Bản trước Thế chiến II chủ yếu tập trung cho Hải quân và Không quân, khiến cho lục quân Nhật kể cả đạo quân Quan Đông trang bị yếu kém, nhất là về sức mạnh tăng thiết giáp.

Chính vì điều này, xét về tương quan trang bị, dù cho có ý chí chiến đấu đến điên cuồng, năng lực của đội quân này không thể là đối thủ của Hồng quân. Trong tháng 8 năm 1945, đạo quân Quan Đông đã kiên trì kháng cự Hồng quân Liên Xô. Sự sụp đổ của đạo quân này chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy vậy, tuyên bố đầu hàng và lệnh hạ khí giới của Thiên hoàng đã làm cho Đạo quân này đầu hàng nhanh chóng. Điều đó đã tránh cho sự sụp đổ hoàn toàn.

Đạo quân này từng là niềm hy vọng của Thiên hoàng và Đế quốc Nhật, nhưng xét tình hình thế và lực của Nhật Bản vào thời điểm tàn cuộc của Thế chiến II, Thiên hoàng đã quyết định chấp nhận các điều khoản Potsdam. Quyết định cay đắng nhưng sáng suốt đó đã tránh cho rất nhiều sinh mạng binh lính lẫn thường dân Nhật và Đồng minh tiếp tục mất mát.

Từ khi sáp nhập Mãn Châu, Hirohito cho thành lập Đạo quân Quan Đông để bảo vệ các mỏ dầu bí mật của nước này tại Mãn Châu, giết toàn bộ những người thuộc đảng Bolshevik và bắt giữ gián điệp nước ngoài có hoạt động mờ ám tại đây.

Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ nằm ở độ cao khoảng 1.350 mét (4.430 ft) so với mực nước biển trung bình, hơi về phía đông của trung tâm Mông Cổ trên sông Tuul, một nhánh phụ của Selenge, trong một thung lũng dưới chân núi Bogd Khan Uul. Bogd Khan Uul là một ngọn núi rộng, có rừng cao 2.250 mét (7.380 ft) về phía nam của Ulan Bator. Nó tạo thành ranh giới giữa vùng thảo nguyên ở phía nam và vùng thảo nguyên rừng ở phía bắc.

Chỉ có 3 tuyến đường chính và 3 đến 5 tuyến đường phụ liên kết với thành phố Ulan Bator. Cho nên, khi Blyukher dẫn quân qua những tuyến đường này và bao vây thành phố thì quân đội Nhật Bản đã chia ra binh lực ra 2 nhóm.

Nhóm thứ 1 có nhiệm vụ quan sát tình hình thành phố, báo vị trí toạ độ cho pháo binh và ám sát sĩ quan chỉ huy của Liên Xô để gây rối loạn cho binh sĩ Liên Xô. Và, nhóm còn lại chia ra thêm 3 nhóm, nhóm thứ 2 bao gồm bộ binh và xe tăng Renault Otsu sẽ có nhiêm vụ chặn đường.

Nhóm thứ 3 gồm nhiều xe tăng M5 Stuart được đổi tên thành Type 95 Ha-Go có nhiệm vụ đi tuần tra càn quét những binh sĩ Liên Xô trốn ra được trên đường. Nhóm thứ 4 là pháo binh với pháo Type 41 75mm có tầm bắn hơn 8km được gắn trên khung gầm xe tăng Type 95 Ha-Go tên là Type 1 Ho-Ni có nhiệm vụ bắn những viên đạn pháo vào binh sĩ Liên Xô ở thành phố Ulan Bator theo sự chỉ dẫn của nhóm 1.

Vì để hoàn thành cuộc bao vây này mà Đạo quân Quan Đông đã phải huy động 80 chiếc xe tăng Renault Otsu, 20 chiếc xe tăng Type 95 Ha-Go, 8 chiếc pháo tự hành Type 1 Ho-Ni, 12 khẩu pháo, 50.000 quân và hàng chục ngàn khí tài quân sự. Binh sĩ Liên Xô sau khi nhìn rõ mới biết đó là xe tăng của Nhật Bản nhưng không chỉ có 1 chiếc mà là vài chục chiếc còn ở sau và khoảng có hơn ngàn binh sĩ đang cầm súng nhắm vào họ.

" Không được đầu hàng, các đồng ...... "

" Oanh "

" Bùm "

Một sĩ quan Liên Xô đứng ra kêu gọi cổ vũ binh sĩ chiến đấu chưa nói dứt lời đã bị một chiếc xe tăng Renault Otsu cho một quả đạn pháo làm cho người sĩ quan đó và những người lính xung quanh đi gặp ông bà. Các binh sĩ Liên Xô thấy vậy đồng loạt thả vũ khí xuống đầu hàng.

Binh sĩ Nhật Bản đứng ở phía sau xe tăng bước tới trước mặt các binh sĩ Liên Xô thu gọn từng khẩu súng tập trung lại một chỗ và tập trung từng binh sĩ Liên Xô vào một chỗ khác rồi bắt đầu đếm số lượng. Một binh sĩ chạy tới một vị binh sĩ khác có quân hàm tướng quân báo cáo:

" Tướng quân, chúng ta bắt được hơn 18.000 tù bình, thu giữ hàng chục ngàn khẩu súng và vài tấn đạn được. Những nơi khác cũng đang bắt đầu thống kê số lượng "

Vị có quân hàm tướng quân đó nghe thế cũng gật đầu. Đúng như những gì mà ông dự đoán. Bởi vì trước đó, ông dự đoán sẽ có lượng lớn binh sĩ Liên Xô sẽ rút lui chạy về phía Liên Xô theo phía Tây nên ông đã bố trí quân dọc theo phía Tây từ ngọn núi phía Bắc đến Sông Tuul ở phía Nam với chiều dài khoảng từ 5 - 15 km. Và, như ông đoán chính là chục ngàn binh sĩ Liên Xô chạy theo hướng này. Ông nhìn về phía binhsĩ đó nói:

" Ừm, hãy cho người trong kĩ tù binh thật kĩ đây là nguồn nhân lực quý báu của đế quốc. "

" Dạ vâng. "

Binh sĩ nhận lệnh chạy đi truyền lệnh của ông cho những người khác. Binh sĩ vừa chạy một lúc thì có một người đàn ông từ trong chỗ tối bước ra, người đàn ông này khác với những người khác trong quân đội Nhật Bản về ngoại hình và quần áo ông đang mặc. Người đàn ông này có ngoại hình to cao theo kiểu ngoại hình Châu Âu và bộ đồ ông đang mặc là đồ theo kiểu Đức đi tới vị có quân hàm tướng quân cười nói:

" Chúc mừng tướng quân Ayabe Kitsuju đã lập được công lớn bắt hơn 18.000 người. "

" Cảm ơn, tất cả đều là nhờ vào trung úy Ernst Volkheim đã giúp chúng tôi huấn luyện bộ đội thiết giáp "

Ayabe Kitsuju là một vị tướng trong quân đội Đế quốc Nhật Bản thời thế chiến thứ 2. Ayabe tốt nghiệp khóa 27 trường kỵ binh lục quân vào tháng 10 năm 1917. Ngay lập tức, ông được điều tới trung đoàn kị binh 12, hàm trung úy.

Ernst Volkheim (11 tháng 4 năm 1898 – 1 tháng 9 năm 1962) là một trong những người sáng lập chiến tranh bọc thép và cơ giới. Là một sĩ quan Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, Volkheim đã lên cấp bậc đại tá, trong Thế chiến II trong Quân đội Đức.

Ít được biết đến bên ngoài giới quân sự và lịch sử chuyên nghiệp, Volkheim được coi là người tạo nên ảnh hưởng học thuật quân sự hàng đầu đối với người đề xuất chiến tranh xe tăng Đức, Heinz Guderian, bởi vì cả giáo lý của Volkheim cũng như các bài báo quân sự chuyên nghiệp năm 1924 của ông đều đặt ông là một trong những nhà lý thuyết sớm nhất về chiến tranh bọc thép và sử dụng các đội hình bọc thép của Đức bao gồm cả quân đoàn xe tăng độc lập.

Ernst Volkheim gia nhập Quân đội Phổ vào năm 1915 với tư cách là một tình nguyện viên chiến tranh và năm 1916, ông được ủy nhiệm làm trung úy. Năm 1917, ông được trao quyền chỉ huy một công ty súng máy và phục vụ trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Vào tháng 4 năm 1918, với tư cách là thành viên của quân đoàn xe tăng đế quốc, Volkheim đã chiến đấu trong Trận Villers-Bretonneux đầu tiên và giành được phù hiệu áo giáp của trận chiến xe tăng. Ngay trước khi chiến tranh kết thúc, ông bị thương nặng. Vào cuối Thế chiến I, Volkheim gia nhập Reichswehr mới được thành lập, và phục vụ như một trung úy trong Kraftfahrtruppe.

Với việc chuyển giao cho một thanh tra vận tải vào năm 1923, Volkheim cũng bắt đầu công việc lý thuyết của mình về việc sử dụng xe bọc thép như một yếu tố lãnh đạo chiến đấu. Năm 1925, Volckheim, vẫn còn là một trung úy trẻ, được lệnh đến trường sĩ quan ở Dresden và bắt đầu dạy lý thuyết chiến đấu bọc thép và các khái niệm hoạt động bao gồm cả trong việc sử dụng quân đội cơ giới.